Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non

Thứ bảy - 18/08/2018 03:55 608 0
GD&TĐ - Trước thực trạng đa số các trường mầm non công lập trên địa bàn toàn tỉnh đều trong tình trạng quá tải tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non (MN) trên địa bàn đến năm 2030.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non

Để đáp ứng nhu cầu học tập cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo tăng thêm và giảm quá tải cho các trường MN công lập, dự kiến giai đoạn 2018 - 2020 toàn tỉnh kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư thành lập thêm 81 trường MN tư thục trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố, với huy động gần 30.000 cháu.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho các trường mầm non ngoài công lập

Do kinh phí đầu tư xây dựng và chi trả chế độ tiền lương cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên rất lớn, trong khi ngân sách hạn chế, không thể đáp ứng được. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa ban hành Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 về Chính sách xã hội hóa giáo dục MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng trường MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Sau khi có nghị quyết ban hành đi vào thực tế.

Thời gian từ năm 2018 và đến năm 2020, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng đưa trường MN tư thục vào hoạt động thì được hỗ trợ tiền lương và các khoản đóng bảo hiểm từ ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chính sách xã hội hóa giáo dục MN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và các chính sách ưu đãi theo Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh quy định nhiều chính sách khuyến khích xã hội hóa. Đây là cơ hội đầu tư xây dựng trường MN tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. 

Chính sách ưu tiên giáo viên các xã miền núi

Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường MN ngoài công lập để trả lương cho cán bộ quản lý, giáo viên. Đối với các trường mầm non thuộc các xã miền núi: Thời gian hỗ trợ: 10 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).

Mức hỗ trợ: 5 năm đầu hỗ trợ hàng tháng bằng 100% lương khởi điểm (theo trình độ chuyên môn: Trung cấp, cao đẳng, đại học); 5 năm tiếp theo giảm dần theo từng năm lần lượt bằng 80%, 60%, 40%, 20%, 10% lương khởi điểm nêu trên. Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hằng năm được tính theo số học sinh hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.

Đối với các trường MN thuộc các xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố và thị trấn miền núi, Thời gian hỗ trợ: 6 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động). Trong đó 3 năm đầu hỗ trợ 100% lương khởi điểm; 3 năm tiếp theo giảm dần theo từng năm lần lượt là 70%, 50% và 30% lương khởi điểm theo trình độ chuyên môn. Số cán bộ, GV được hỗ trợ hàng năm được tính theo số học sinh hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.

Đối với các trường thuộc thị trấn của các huyện đồng bằng và các phường của thị xã được hỗ trợ 3 năm, theo thứ tự năm đầu là 70%, năm thứ 2 là 50% và năm thứ 3 là 30%. Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Thanh Hóa sẽ hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường ngoài công lập để đóng BHXH, BHYT, BHTN và phí công đoàn cho cán bộ quản lý, GV. Cụ thể, đối với các trường thuộc thị trấn của các huyện đồng bằng và các phường của thị xã, hỗ trợ 3 năm với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng. Số cán bộ quản lý, GV được hỗ trợ hàng năm được tính theo số cán bộ quản lý, GV được hỗ trợ lương.

Với các trường thuộc các xã miền núi, các xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố và thị trấn miền núi được hỗ trợ 5 năm với mức 500.000 đồng/người/tháng. Chính sách trên được thực hiện từ năm 2018 - 2030, kinh phí được hỗ trợ trực tiếp cho các trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp GD-ĐT trong dự toán ngân sách cấp tỉnh hàng năm.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, thực hiện... chủ trương, chính sách nêu trên.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay25,402
  • Tháng hiện tại303,532
  • Tổng lượt truy cập51,659,491
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944