Hải Dương: Nhiều giải pháp hiệu quả trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

Thứ bảy - 18/08/2018 01:41 740 0
GD&TĐ - Thực tiễn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (TTHĐCQG) ở các địa phương trên cả nước cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn của Bộ GD&ĐT được xã hội đón nhận, đã và đang chuyển từ nhận thức đến những việc làm thiết thực đem lại diện mạo mới trong các nhà trường, tạo dựng những điều kiện dạy - học ngày càng tốt hơn. Ngành GD-ĐT tỉnh Hải Dương sau 20 năm thực hiện công tác này đã đạt được nhiều thành tựu.
Hải Dương: Nhiều giải pháp hiệu quả trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

Những con số ấn tượng

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hải Dương, đến tháng 12/2017, toàn tỉnh Hải Dương có 624/941 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 66,3%. Trong đó, cấp tiểu học có 257/283 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 90,8% (vượt mục tiêu Đề án của tỉnh đã đề ra là 10,8%), có 3 huyện đạt tỷ lệ 100%.

Công tác xây dựng TTHĐCQG của tỉnh Hải Dương được Bộ GD&ĐT ghi nhận là 1 trong 9 tỉnh trên cả nước có số lượng TTHĐCQG cao trên 90%.

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, sau 20 thực hiện chủ trương xây dựng TTHĐCQG, môi trường, cảnh quan sư phạm ở các trường đạt chuẩn quốc gia được cải thiện rất nhiều so với khi chưa đạt chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm đầu tư thỏa đáng; phòng học, phòng chức năng ngày một hoàn thiện.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu; Cán bộ quản lý chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác; Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm; Tỉ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn đạt 100%, đạt trình độ trên chuẩn là 99,5%.

Công tác quản lý nền nếp, kỷ cương trường học được nâng cao. Chất lượng GD toàn diện của các trường đã đạt chuẩn quốc gia ngày càng được khẳng định và có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đổi mới phương pháp quản lý, quản trị nhà trường, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá ngày càng đẩy mạnh theo hướng hiệu quả. Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99,5% (năm học 2017 – 2018)...

Hiệu quả từ những giải pháp đồng bộ

Trao đổi về những lộ trình thực hiện thời gian qua của địa phương để đạt được các kết quả nói trên, bà Hoàng Thị Hưng - Trưởng phòng GD Tiểu học Sở GD&ĐT Hải Dương - cho biết: Công tác xây dựng TTHĐCQG được sự đồng thuận rất lớn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; công tác này được HĐND các cấp từ tỉnh đến huyện đều đưa vào Nghị quyết để chỉ đạo sát sao.

Trong từng giai đoạn, UBND tỉnh có Đề án về công tác PCGD, về xây dựng trường chuẩn quốc gia... Trong các Đề án đều có cơ chế hỗ trợ cho trường học các cấp xây dựng trường chuẩn quốc gia; mức hỗ trợ cao nhất cho cấp tiểu học là từ năm học 2015 - 2016, tỉnh hỗ trợ cho mỗi TTHĐCQG lên mức tối đa 3 tỉ đồng/1 trường.

Hải Dương có thuận lợi nữa là 100% các huyện, thị xã, thành phố đều có Đề án riêng về xây dựng TTHĐCQG; Hầu hết các trường được cấp ủy Đảng, chính quyền ưu tiên dành đất, mở rộng khuôn viên diện tích nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn của trường chuẩn quốc gia; Có giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực XHH cho công tác xây dựng trường chuẩn...

Theo từng năm, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho tỉnh những giải pháp phù hợp trong phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn. Cụ thể, tỉnh giao chỉ tiêu biên chế cho cấp tiểu học đảm bảo tỉ lệ từ 1,4 đến 1,5 giáo viên/lớp để triển khai thực hiện dạy học 2 buổi/ngày cho 100% các trường tiểu học trong toàn tỉnh; đảm bảo không chỉ đủ về số lượng, cơ cấu mà từng bước nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ.

Trong thời gian tới, bà Hoàng Thị Hưng cho biết: Phát huy những thành tựu đạt được 20 năm qua, giai đoạn 2018 - 2025, ngành GD Hải Dương đã đặt mục tiêu đến năm 2025 có 100% các TTHĐCQG, trong đó, tỷ lệ trường đạt chuẩn mức độ 2 đạt 32%. 

Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, 100% các trường đạt chuẩn quốc gia đều có khuôn viên diện tích, sân chơi, bãi tập đảm bảo đủ và vượt quy định của Bộ; Các trường được đầu tư hệ thống phòng học, phòng chức năng, thư viện, thiết bị đồ dùng dạy học...  

Cùng với những giải pháp trên, Sở tích cực chỉ đạo các nhà trường duy trì các thành quả phổ cập GDTH; duy trì và nâng cao tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày; tập trung nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ HS ăn bán trú, HS được học tiếng Anh, học Tin học, học bơi và đặc biệt có kỹ năng sống tốt hơn. Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày của tỉnh đạt 100%. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đúng thực chất, chất lượng học tập của HS; Đổi mới công tác quản lý. Khuyến khích các trường tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học…

Tác giả bài viết: Bá Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập983
  • Hôm nay27,096
  • Tháng hiện tại305,226
  • Tổng lượt truy cập51,661,185
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944