Đẩy nhanh tập huấn, trao đổi chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 5, lớp 9 và lớp 12

Thứ năm - 18/07/2024 00:28 26 0
Phát huy tính chủ độngSau 4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018, năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng giảng dạy SGK mới với lớp 5, 9 và 12. Do đó, việc tập huấn để nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình sách mới có ý nghĩa quan trọng với bất cứ giáo viên nào.Cô Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường...
Đẩy nhanh tập huấn, trao đổi chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 5, lớp 9 và lớp 12

Phát huy tính chủ động

Sau 4 năm triển khai Chương trình GDPT 2018, năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng giảng dạy SGK mới với lớp 5, 9 và 12. Do đó, việc tập huấn để nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình sách mới có ý nghĩa quan trọng với bất cứ giáo viên nào.

Cô Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhấn mạnh, nghỉ hè không đơn thuần là nghỉ ngơi, thư giãn đối với giáo viên, mà còn là cơ hội để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn thông qua các lớp tập huấn chương trình SGK theo Chương trình GDPT 2018. Trước khi kết thúc năm học 2023 - 2024, nhà trường đã chủ động mời chuyên gia về trường tập huấn chương trình mới cho giáo viên.

“Chúng tôi thực hiện nghiêm túc, đầy đủ lịch tập huấn do Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Hoài Đức tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các lớp tập huấn được phối hợp tổ chức bởi ngành Giáo dục với các nhà xuất bản (NXB), trường đại học với nội dung phong phú, đa dạng, bám sát Chương trình GDPT 2018. Tại đây, các thầy cô có cơ hội tìm hiểu, trao đổi về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, những thắc mắc về chuyên môn cũng được giải đáp”, cô Kim Dung trao đổi.

Tương tự, cô Ngô Thị Hồng Lương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, phòng GD&ĐT quận phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam mời giảng viên tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên dự kiến dạy lớp 5 năm học tới trên toàn quận bắt đầu từ ngày 17/6.

Các lớp tập huấn tập trung giúp giáo viên hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu, năng lực từng môn học theo Chương trình GDPT 2018; nghiên cứu nội dung SGK mới; xây dựng kế hoạch bài giảng; thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp phương pháp dạy học mới; ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; đánh giá học sinh...

Tại Phú Thọ, sở GD&ĐT đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng SGK lớp 5 năm học 2024 - 2025 tới các đơn vị trên địa bàn.

Theo đó, sở phối hợp với các NXB tổ chức tập huấn trực tuyến SGK lớp 5 các môn: Khoa học, Giáo dục thể chất, Toán, Mĩ thuật, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Tiếng Việt, Tin học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc. Đối tượng tham gia là lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục tiểu học; cán bộ phụ trách giáo dục tiểu học tại các phòng GD&ĐT; toàn thể cán bộ giáo viên các trường tiểu học theo hình thức trực tuyến từ ngày 3 - 7/6. Riêng SGK môn Tiếng Anh lớp 5, các thầy cô được tập huấn trực tiếp.

Cô Nguyễn Thị Ngân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Nham (huyện Phù Ninh) chia sẻ, là một trong các điểm cầu trực tuyến nên nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tập huấn theo chỉ đạo của sở/phòng GD&ĐT; đảm bảo các điều kiện về máy tính, thiết bị kết nối âm thanh, hình ảnh như loa, máy chiếu hoặc tivi/màn hình Led kết nối mạng để truy cập link Zoom tham gia bồi dưỡng.

“Nhà trường chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp tập huấn đảm bảo đủ, đúng thành phần theo quy định. Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên nghiên cứu, trao đổi, thảo luận làm rõ nội dung, yêu cầu việc sử dụng SGK trong dạy và học. Với sự nỗ lực của các cấp cùng tinh thần hăng say, trách nhiệm từ thầy cô, việc tham gia tập huấn chương trình SGK mới trong kỳ nghỉ hè sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Chương trình GDPT 2018 thời gian tới”, cô Ngân bày tỏ.

tich cuc tap huan trao doi chuyen mon (1).jpg
Trường THCS Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) mời chuyên gia về tập huấn SGK mới cho giáo viên.

Cơ hội cọ xát

Sau 2 năm triển khai chương trình SGK mới với lớp 10 và 11, các trường THPT trên toàn quốc đã và đang chuẩn bị điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất để tiếp tục thực hiện với lớp 12 từ năm học 2024 - 2025.

Cô Phan Thị Hằng Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Kim Ngọc (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) trao đổi, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 80 cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường nhằm đáp ứng Chương trình GDPT 2018. Giáo viên Tiếng Anh của trường được bồi dưỡng riêng theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025”.

Dự kiến trong tháng 8, nhà trường sẽ tập huấn SGK lớp 12; Chương trình Giáo dục địa phương theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Trường cũng mời chuyên gia từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bồi dưỡng về năng lực số, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho giáo viên chủ nhiệm; đổi mới cách giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học đáp ứng mục tiêu Chương trình GDPT 2018 trong quý III năm nay.

Tại An Giang, thầy Trần Nguyễn Khái Hưng – Hiệu trưởng Trường THPT Võ Thành Trinh nhấn mạnh, Chương trình GDPT 2018 có những đổi mới căn bản trong mục tiêu, phương pháp và nội dung giáo dục đòi hỏi giáo viên không ngừng học tập, cập nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Việc tổ chức các lớp tập huấn trong thời gian nghỉ hè là giải pháp thiết thực để giúp giáo viên nắm vững nội dung SGK mới, đồng thời trang bị kỹ năng giảng dạy phù hợp, đa dạng.

Nói về những thuận lợi trong triển khai chương trình mới thời gian qua, thầy Khái Hưng cho hay, tỉnh An Giang có thêm Hội đồng cốt cán hỗ trợ tư vấn cho các trường trong việc phân tích, lựa chọn SGK. Hằng tháng, sở GD&ĐT tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường theo các môn dưới sự chủ trì của Hội đồng cốt cán. Đây là hoạt động chuyên môn cần thiết cho các nhà trường, khi đó những khó khăn của từng đơn vị được nêu ra để sở GD&ĐT có định hướng và chỉ đạo sát thực tế.

“Bên cạnh truyền đạt kiến thức, các lớp tập huấn còn tạo cơ hội cho giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018. Nhờ vậy, các thầy cô có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn và giảng dạy theo chương trình mới tự tin hơn”, cô Ngô Thị Hồng Lương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Hà Đông (Hà Nội) nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Đình Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập779
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm778
  • Hôm nay57,642
  • Tháng hiện tại335,772
  • Tổng lượt truy cập51,691,731
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944