Dạy thực nghiệm sách giáo khoa mới: Tìm nội dung tối ưu nhất

Thứ sáu - 16/04/2021 01:38 468 0
GD&TĐ - Dạy thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc và quan trọng trong quy trình biên soạn sách giáo khoa.
Dạy thực nghiệm sách giáo khoa mới: Tìm nội dung tối ưu nhất

Bộ GD&ĐT tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thực nghiệm tại các trường để công tác này diễn ra hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra, từ đó phản ánh trung thực, khách quan chất lượng và tính phù hợp của sách giáo khoa mới.

Giáo viên chủ động, sáng tạo dạy thực nghiệm 

Sau khi tổ chức xong tiết dạy thực nghiệm môn Toán bài Phương trình đường tròn bộ sách Cánh diều tại lớp 10A1, Trường THPT Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội), cô Nguyễn Thị Hoài Thương nhận định: Sách giáo khoa mới đã đưa vào những nội dung, cách thức chuyển từ truyền thụ kiến thức sang khơi dậy năng lực của học sinh. Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, đặt vấn đề để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và triển khai nội dung bài học. Đặc biệt, sách giáo khoa mới có hình ảnh trực quan, cách dẫn dắt kiến thức từ dễ đến khó. Những bài tập gần gũi với đời sống, giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận để dạy học, qua đó các em thấy dễ học, dễ nhớ hơn. 

Dạy thực nghiệm sách giáo khoa lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, cô Cao Thị Loan – giáo viên lớp 3A Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã mang lại cho học sinh giờ học thú vị và hiệu quả. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, tạo nên môi trường học tập tích cực cho học sinh.

Cô Chu Thị Hải - giáo viên Trường THPT Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội), dạy thực nghiệm sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lý chia sẻ: Khi tiếp nhận bài, tôi thấy nội dung, khái niệm mới hoàn toàn so với sách giáo khoa cũ. Đây là những nội dung cần thiết cho học sinh, đặc biệt là việc tác giả muốn vận dụng thực tiễn vào bài dạy. Tuy nhiên, số lượng bài tập nhiều, nếu để tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên phải cần thêm thời gian. Qua đó, học sinh thực hiện được kỹ năng thực hành, đo đạc, bám chắc phần kiến thức bài học. 

Theo cô Hải, với hướng đổi mới rõ nét của sách giáo khoa mới, giáo viên dễ dàng hình thành phương pháp dạy phát triển năng lực cho học sinh, khai thác nội dung bài học qua ứng dụng thực tế, hiểu biết về xã hội; tiếp cận vấn đề một cách thông dụng, gần gũi và dễ hiểu hơn với học sinh. Cô Hải cũng cho rằng: Nên giảm một số bài tập để tránh chồng kiến thức, lặp lại vấn đề.

Dạy thực nghiệm sách giáo khoa mới: Tìm nội dung tối ưu nhất - Ảnh minh hoạ 2
Cô Chu Thị Hải - Trường THPT Cầu Giấy hướng học sinh phát triển năng lực trong giờ dạy thực nghiệm môn Vật lý.

Dạy thực nghiệm khách quan để có bản sách giáo khoa chất lượng

GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Chủ biên môn Toán, Chương trình GDPT 2018, Tổng chủ biên sách giáo khoa Cánh diều môn Toán cho biết: Mục đích thực nghiệm là kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, mức độ đáp ứng yêu cầu của các bài học trong sách giáo khoa mới để từ đó có cơ sở chỉnh sửa và hoàn thành bản mẫu trước khi gửi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

Các giáo viên sẽ phải nghiên cứu, soạn bài, tiến hành giờ dạy hoặc có thể trao đổi với tác giả, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. “Giáo viên tiến hành giờ thực nghiệm một cách khách quan, trung thực để chúng tôi có thể nhận được sự phản hồi chính xác, cụ thể và chất lượng cho công tác biên soạn sách giáo khoa mới” – GS.TSKH Đỗ Đức Thái nhấn mạnh.

Theo GS.TSKH Đỗ Đức Thái, chương trình dạy thực nghiệm sẽ được tiến hành ở các vùng miền khác nhau trong điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù nhà trường, trình độ học sinh khác nhau. 

Thầy Lê Đại Hải - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhìn nhận: Dạy thực nghiệm rất quan trọng trước khi sách giáo khoa mới được thẩm định để đưa vào dạy đại trà trong các nhà trường. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy, tác giả các bộ SGK mới đã xây dựng nội dung đúng với chủ trương phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Mỗi bài học đều đưa ra nhiều ví dụ thực tế, bài tập cụ thể, giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng mới; hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

“Đội ngũ giáo viên sẽ không gặp khó khăn khi triển khai chương trình mới do sách giáo khoa mới đã thiết kế nhiều hoạt động nhằm giảm tải cho giáo viên. Từ nhiều năm nay, các cấp học ở Hà Nội đã phát huy tính tích cực của học sinh theo định hướng đổi mới, chủ động phát hiện, tìm hiểu kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy, các em nhanh chóng hình thành những kỹ năng, phương pháp học mới khi học Chương trình, SGK mới” - thầy Hải cho biết. 

Bộ GD&ĐT chủ trương tăng cường nâng cao chất lượng bản mẫu sách giáo khoa, trong đó đẩy mạnh dạy thực nghiệm trong các nhà trường. Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các sở GD&ĐT, nhà trường tạo điều kiện để công tác dạy thực nghiệm diễn ra hiệu quả, bảo đảm đúng mục tiêu đề ra, từ đó phản ánh trung thực, chính xác, khách quan nhất chất lượng và tính phù hợp của sách giáo khoa mới. Cùng với đó, năm nay, Bộ sẽ tăng cường khâu thẩm định nội bộ của các NXB.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập937
  • Hôm nay53,568
  • Tháng hiện tại331,698
  • Tổng lượt truy cập51,687,657
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944