Đề xuất tiếp tục bồi dưỡng giáo viên theo mô hình của ETEP

Thứ năm - 28/04/2022 18:26 327 0
GD&TĐ - Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng kiến nghị Bộ GD&ĐT cần tiếp tục thúc đẩy thực hiện mô hình bồi dưỡng giáo viên phổ thông thường xuyên, liên tục, tại chỗ theo mô hình của Chương trình ETEP.
Đề xuất tiếp tục bồi dưỡng giáo viên theo mô hình của ETEP

Ngày 28/4, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình ETEP được thực hiện tại trường.

Dự Hội nghị, có ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, ông Đặng Văn Huấn, Phó Giám đốc chương trình ETEP thuộc Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc ĐH Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT, giáo viên cốt cán, giảng viên các trường đại học sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục cùng giảng viên Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng. 

PGS.TS Lưu Trang - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cho biết: "Trong 5 năm tham gia Chương trình ETEP, nhà trường đã thực hiện thành công vượt trội mọi nhiệm vụ của chương trình, góp phần phát triển năng lực toàn diện đối với nhà trường, từ nâng cao năng lực quản trị, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên trong giảng dạy, hợp tác NCKH, xây dựng và chia sẻ tài liệu trong công tác bồi dưỡng giáo viên; hỗ trợ người học và đảm bảo chất lượng; đến cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT". 

Đề xuất tiếp tục bồi dưỡng giáo viên theo mô hình của ETEP - Ảnh minh hoạ 2
Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo từ giáo trình đến học cụ cho các đợt bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do nhà trường phụ trách.

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã xây dựng 6 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học mới dùng chung cho các trường ĐH Sư phạm và 5 chương trình đào tạo (CTĐT) giáo viên THCS và THPT mới. Nhà trường rà soát và cải tiến 35 CTĐT bậc Đại học, trong đó có 18 CTĐT giáo viên, 17 CTĐT cử nhân khoa học. Trường đang thực hiện rà soát, cải tiến 22 chương trình thạc sĩ. Khác với cách tiếp cận nội dung trước đây, các CTĐT này được xây dựng lại theo tiếp cận từ mục tiêu, chuẩn đầu ra, đảm bảo sự phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT về chuẩn chương trình đào tạo. 

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng được giao biên soạn 2/9 modun. Đó là mô đun 3 “Quản trị tài chính trường tiểu học/ THCS/ THPT theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình" dùng để bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; và mô đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THSC/THPT" dùng cho bồi dưỡng giáo viên phổ thông.

Theo PGS.TS Lưu Trang, đây là những lĩnh vực mới trước đây không phải do giảng viên trường đại học biên soạn, mà thuộc các cơ quan chuyên môn thực hiện. "Chính vì thế, trong quá trình thực hiện đã có nhiều thay đổi điều chỉnh về nội dung và kết cấu. Điều này đã làm cho đội ngũ giảng viên biên soạn các tài liệu bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm cao, cán bộ, giáo viên nhà trường đã dành nhiều tâm huyết và trí tuệ để biên soạn thành công. Các tài liệu bồi dưỡng do giảng viên của trường biên soạn đã nhận được sự đồng thuận cao từ giảng viên sư phạm cốt cán các trường ĐH Sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục, lẫn cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và giáo viên phổ thông cốt cán trong quá trình thực hiện bồi dưỡng" - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ. 

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đã thực hiện bồi dưỡng 6 mô đun (1, 2, 3, 4, 5 và 9) cho 2406 giáo viên phổ thông cốt cán của 6 Sở GD&ĐT ở TP Đà Nẵng và 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng. 

Hỗ trợ giáo viên đại trà trong việc học tập bồi dưỡng là việc khá trở ngại, vất vả khó chủ động của giảng viên cốt cán nhà trường, bởi điều kiện và năng lực sử dụng CNTT của giáo viên ở các vùng sâu xa, do nguồn kinh phí và việc đấu thầu sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên đại trà của các Sở GD&ĐT... nên kết quả chỉ đạt 92%.

Đề xuất tiếp tục bồi dưỡng giáo viên theo mô hình của ETEP - Ảnh minh hoạ 3
Khóa Bồi dưỡng về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho khoảng 500 tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, THPT thuộc 9 tỉnh duyên hải miền Trung do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đảm nhận.

Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến góp ý của cán bộ quản lý, giảng viên cốt cán về phát huy thành quả của chương trình ETEP. Theo đó, cần có hướng phát triển, bổ sung các tài liệu sẵn có của các mô đun để giáo viên phổ thông có thể sử dụng được lâu dài. Một gợi ý nữa là cần tích hợp quá trình bồi dưỡng thường xuyên vào hệ thống dữ liệu của ETEP.

Ngoài ra, các trường đào tạo sư phạm cần có phương án để đưa nội dung bồi dưỡng gắn với các học phần đào tạo trong chương trình giáo dục đại học, đảm bảo sinh viên tương lai sẽ đáp ứng các yêu cầu dạy học trong bối cảnh mới mà không cần phải bồi dưỡng lại các mô đun. 

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Minh Đức -  Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục nhận định: "Một trong những thành công bước đầu của việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 là biến quá trình bồi dưỡng giáo viên thành tự bồi dưỡng. Tính đột phá của chương trình bồi dưỡng theo mô hình mới là kết hợp đa dạng giữa trực tiếp và trực tuyến với mục tiêu cốt lõi là bồi dưỡng thường xuyên liên tục. Rất nhiều giáo viên vùng sâu, vùng xa không có điều kiện bồi dưỡng tập trung dài ngày đã chủ động tự bồi dưỡng thông qua hệ thống LMS và TEMIS". 

Theo ông Vũ Minh Đức, đây cũng là hệ sinh thái để Bộ GD&ĐT tham khảo nguyện vọng của giáo viên trong cả nước trong nhiều vấn đề có liên quan. Việc duy trì cộng đồng học tập, trao đổi giữa giảng viên cốt cán các trường sư phạm và giáo viên phổ thông cốt cán là cần thiết để nâng cao năng lực nghề nghiệp, triển khai hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập741
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm740
  • Hôm nay28,170
  • Tháng hiện tại306,300
  • Tổng lượt truy cập51,662,259
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944