ĐHQG Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Thứ bảy - 09/02/2019 20:23 665 0

ĐHQG Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

GD&TĐ - Bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT của Hoa kỳ và bài thi TSA của Anh.

Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA.

Cụ thể, bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức cả về mặt tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:

Mục tiêu đánh giá

Số câu

Nội dung

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ

1.1. Tiếng Việt

20

Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh

1.2. Tiếng Anh

20

 

Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

2.1. Toán học

10

Các vấn đề về toán phổ thông. Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.

Các bài phân tích và chọn phương án trả lởi tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.

2.2. Tư duy logic

10

2.3. Phần tích số liệu

10

Phần 3. Giải quyết vấn đề

3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học

10

Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên

3. 2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí

10

3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực Sinh học

10

3. 4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lí

10

3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội

10

Tổng cộng

120

 

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết ứng đáp câu hỏi (Item Response Theory - IRT).

Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.

Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Tác giả bài viết: Hải Bình Theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập380
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại291,338
  • Tổng lượt truy cập51,647,297
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944