Đổi mới GD giới tính cho học sinh: Bắt đầu từ thay đổi cách dạy

Thứ ba - 28/04/2020 03:04 435 0
GD&TĐ - Với những thay đổi về ngoại hình, tâm sinh lý của tuổi dậy thì, học sinh cần được cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản để giữ gìn vệ sinh cơ thể và tự bảo vệ mình.
Đổi mới GD giới tính cho học sinh: Bắt đầu từ thay đổi cách dạy

Tuy nhiên, mỗi giới, mỗi độ tuổi lại cần phương pháp, hình thức GD khác nhau đòi hỏi GV am hiểu tâm lý lứa tuổi, sáng tạo trong giờ dạy.

Nhiều biến đổi

Cô Nguyễn Thanh Tiếp, GV Sinh học, Trường THCS Châu Văn Liêm (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) cho biết: Học sinh THCS không chỉ đổi khác về tâm sinh lý mà cơ thể có nhiều biến chuyển. Nếu phụ huynh không gần gũi, các em sẽ ngại chia sẻ về những vấn đề chưa biết và tìm đến thông tin trên mạng Internet. có học sinh tâm sự, khi chưa được thầy cô dạy đã rất lo lắng về sự thay đổi trong cơ thể và nghĩ rằng mình mắc một căn bệnh nào đó.

Cô Tạ Lê Phương Yến, GV Sinh học, Trường THCS Trà An (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) cũng bày tỏ: Việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có vấn đề giữ gìn vệ sinh cơ thể và xây dựng các mối quan hệ bạn bè ở lứa tuổi dậy thì còn hạn chế. Một số nhà trường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, hiểu rõ về giới tính và ứng xử trong các mối quan hệ. Hơn nữa, giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải hết nội dung bài dạy trong khi giáo viên chủ nhiệm cả tuần chỉ có một tiết sinh hoạt lớp nên không có đủ thời gian nắm tình hình từng em.

Đổi mới GD giới tính cho học sinh: Bắt đầu từ thay đổi cách dạy - Ảnh minh hoạ 2
Trao đổi nhóm trong giờ Sinh học tại Trường THCS Châu Văn Liêm. Ảnh: nvcc

Thay đổi cách dạy học

Cô Phương Yến chia sẻ: Với môn Sinh học lớp 8, ở bài Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, hay bài Cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ, GV có thể lồng ghép giáo dục các em giữ gìn mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh. Học sinh lớp 8 đang ở lứa tuổi dậy thì nên bắt đầu tò mò mối quan hệ khác giới, rung động đầu đời. Nhưng trong các tiết học, nhiều HS lại ngại ngần bộc lộ những thắc mắc của bản thân. Vì vậy, GV phải gần gũi, nắm bắt tâm lý để các em chia sẻ suy nghĩ của mình.

“Để giúp HS hiểu biết về cơ thể và tự bảo vệ bản thân, tôi đã lồng ghép giới thiệu về các biện pháp tránh thai an toàn cho HS trong mỗi giờ học. Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, trình chiếu những hình ảnh, bộ phim minh họa cho nội dung bài học, các em bỏ qua sự e ngại, bắt đầu hỏi vấn đề còn khúc mắc”, cô Phương Yến cho hay.

Cô Nguyễn Thanh Tiếp đã mạnh dạn chuyển tải những nội dung về sự thay đổi cấu tạo cũng như tâm sinh lý trong lứa tuổi THCS. Ở lứa tuổi này, các em thường ngại dùng từ về “cơ quan sinh dục” cũng như có thắc mắc về sự thay đổi của cơ thể. “Thế nên trước khi vào nội dung bài dạy, tôi thường chia sẻ trước về tâm lý và nhắc nhở các em mạnh dạn bày tỏ thắc mắc, vì đây là quy luật tự nhiên, ai cũng phải trải qua”, cô Tiếp chia sẻ.

Với quan niệm “trăm nghe không bằng một thấy”, GV bộ môn cho HS học tại phòng thực hành của trường. Với đầy đủ mô hình về cấu tạo cơ thể người, các em có thể theo dõi và nắm bắt nhanh kiến thức. Ngoài ra, việc học theo nhóm giúp HS bổ sung kiến thức cho nhau, dễ chia sẻ, đồng cảm.

“Ngoài việc dạy theo mô hình, GV sẽ kết hợp dạy bằng máy chiếu, cho học sinh xem thêm các hình ảnh liên quan đến kiến thức, đồng thời hướng dẫn các em cách vệ sinh để phòng chống một số bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục. Song song với đó, lồng ghép một số kỹ năng tự vệ cho các em. Cô giáo cũng tuyên truyền một số điều luật cho các em trai hiểu: Việc xâm hại tình dục sẽ phải chịu các hình phạt như thế nào. Ngoài ra, HS có thể chia sẻ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua giấy) những điều mà mình còn thắc mắc và thầy cô sẽ giải thích rõ ràng để các em có cái nhìn thấu đáo”, cô giáo Nguyễn Thanh Tiếp cho biết như vậy.

Với những vấn đề về giáo dục giới tính đôi khi sách giáo khoa chỉ nêu tóm lược, có phần khô cứng không đầy đủ, học sinh khó tiếp cận. Nếu chỉ dạy như vậy là chưa đủ, các em sẽ bị kích thích tò mò hoặc hiểu sai lệch, điều đó hết sức nguy hại. Vì vậy, để dạy hiệu quả các bài học, GV cần minh họa thêm các kiến thức bằng hình ảnh hay clip thông qua ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Cùng với đó, GV cần tâm lý, thấu hiểu khi chia sẻ nội dung này với HS bởi không phải em nào cũng sẵn sàng tiếp nhận. - Cô Tạ Lê Phương Yến


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập707
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm706
  • Hôm nay39,256
  • Tháng hiện tại317,386
  • Tổng lượt truy cập51,673,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944