Đối sánh điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT: Động lực đổi mới giáo dục

Thứ sáu - 30/07/2021 05:31 505 0
GD&TĐ - Kết quả đối sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT và trung bình điểm học bạ lớp 12 đã tác động đến việc điều chỉnh quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối sánh điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT: Động lực đổi mới giáo dục

Độ lệch điểm thu hẹp hơn so với năm 2020

Bộ GD&ĐT công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương. Dưới góc nhìn chuyên gia giáo dục, ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam nhận định:

Về cơ bản hai điểm này có sự tương đồng và đặc biệt khoảng cách được thu hẹp hơn so với kỳ thi năm 2020. Nhiều môn ở nhiều tỉnh/thành phố có chênh lệch trên dưới 1 điểm. Điều đó cho thấy, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông cơ bản đáp ứng yêu cầu đánh giá đúng năng lực của HS, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

Đưa ví dụ cụ thể với môn Giáo dục công dân - môn học duy nhất hầu hết địa phương đều có điểm thi cao hơn điểm học bạ - ông Đặng Tự Ân cho rằng: Có thể do các trường đã đổi mới cách dạy môn Giáo dục công dân. Nội dung thi không đòi hỏi HS học thuộc lòng mà tập trung đánh giá khả năng vận dụng, tìm hiểu quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức, quan hệ tình bạn, tình thầy trò. Cùng hình thức thi trắc nghiệm khách quan và HS lớp 12 đã trưởng thành, có hiểu biết về xã hội, thì điểm thi Giáo dục công dân cao hơn điểm học bạ là điều dễ hiểu.

Với độ chênh khá lớn ở điểm của môn Lịch sử, theo ông Ân, điều này thể hiện việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp THPT. Dạy Lịch sử như thế nào về nội dung cũng như phương pháp; làm thế nào để HS thích học và đạt điểm thi cao môn Lịch sử… là vấn đề đặt ra trong thời gian tới. Môn Tiếng Anh có phổ điểm hình yên ngựa (có hai đỉnh giải phổ) và điểm chênh đối sánh khá cao so với một số môn.

Các chuyên gia có chung nhận định, đây là phản ánh sự không đồng đều về chất lượng dạy học Tiếng Anh (nói chung là Ngoại ngữ) ở các tỉnh cũng như giữa các trường trong cùng một địa phương. Do đó, các trường phổ thông cần đổi mới cách dạy, cách học môn Ngoại ngữ cho tương xứng với vị trí ngang bằng cùng môn Toán và Ngữ văn trong việc xét chọn HS được xếp loại giỏi.

Đối sánh điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT: Động lực đổi mới giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Việc đối sánh điểm thi thể hiện rõ công tác đổi mới trong dạy và học.

Kịp thời điều chỉnh hoạt động giáo dục

Năm đầu tiên công bố kết quả đối sánh điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Hưng Yên đã xử lý dữ liệu để từ đó chỉ đạo điều chỉnh công tác dạy học, kiểm tra đánh giá và các hoạt động bảo đảm chất lượng trong nhà trường.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phan Xuân Quyết, lưu ý về kết quả đối sánh của địa phương được đưa ra trong Hội nghị tổng kết công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trong hoạt động triển khai nhiệm vụ năm học, cuộc họp giao ban… Trường học trên địa bàn cũng được yêu cầu tự nghiên cứu kết quả đối sánh - không chỉ kết quả chung toàn tỉnh mà cả ở cấp độ trường - để điều chỉnh hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, về cơ bản trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn học có sự tương đồng, khoảng cách được thu hẹp hơn năm 2020. Nhiều môn ở nhiều tỉnh/thành phố có chênh lệch chỉ trên dưới 1 điểm.

Nói về độ lệch này, ông Phan Xuân Quyết cho rằng: Cần tìm hiểu nguyên nhân từ đâu (khâu kiểm tra, đánh giá; điều kiện tổ chức dạy học; hoạt động tổ chức ôn tập…).  Liên quan đến khâu nào thì điều chỉnh khâu đó. Ngoài ra, kết quả học bạ chính là kết quả từ hoạt động kiểm tra, đánh giá trong nhà trường.

Tuy nhiên, hình thức kiểm tra, đánh giá trong nhà trường rất đa dạng. Ví dụ, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: Hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện thông qua bài kiểm tra, bài thực hành, dự án học tập. Bên cạnh đó là sự khác biệt giữa bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm (thi tốt nghiệp THPT chỉ thi tự luận môn Ngữ văn, còn lại là thi trắc nghiệm; trong khi đó kiểm tra đánh giá ở phổ thông áp dụng hình thức tự luận nhiều hơn). Do đó, việc có độ lệch ở mức nào đó về kết quả là có thể.

Tại Thừa Thiên - Huế, thông tin từ Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân, một số môn có độ ổn định tốt từ nhiều năm là Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Dao động giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ với môn Toán khoảng 0,5, môn Ngữ văn là 0,6, môn Vật lý là 0,2 và môn Hóa học là 0,09…

Ông Nguyễn Tân cũng nhận định, phổ điểm thi phổ thông của Huế còn thấp, tập trung ở các môn khối xã hội và ngoại ngữ. Ngành Giáo dục đã xác định rõ nguyên nhân và có hướng khắc phục điều này. Theo đó, trong năm tới sẽ có khảo sát kỹ đầu vào lớp 10; đồng thời tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông. Huế đồng thời đã đưa vào sử dụng sổ học bạ điện tử, minh bạch điểm số của HS, ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra, ví dụ như nâng điểm, sửa điểm.

Lý giải về độ lệch điểm trong đối sánh, ông Nguyễn Tân có quan điểm khá tương đồng với Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên khi cho rằng, hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường coi trọng đánh giá quá trình, tạo điều kiện cho HS tiến bộ; trong khi đó thi tốt nghiệp THPT chỉ qua một bài thi, nên có thể hiểu khi có độ lệch nhất định.

“Chúng tôi đồng tình, khuyến khích việc duy trì công bố đối sánh điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Đây là một kênh tin cậy để chúng tôi tiếp tục điều chỉnh công tác dạy học, kiểm tra đánh giá, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục” - ông Nguyễn Tân chia sẻ.

Kết quả đối sánh điểm thi, điểm học bạ giúp khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; đánh giá thực chất trình độ HS bám sát yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực HS theo chương trình; giúp ngành chỉ đạo các đơn vị trường học tiếp tục nâng cao năng lực giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học; chú trọng hơn nữa xây dựng ma trận đề kiểm tra, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ, bám sát năng lực HS theo chương trình. Kết quả này cũng có tính chất cảnh báo để ngành có bước chuẩn bị chu đáo hơn khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay19,015
  • Tháng hiện tại297,145
  • Tổng lượt truy cập51,653,104
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944