Đồng hành cùng nhà giáo: Tự khẳng định vị thế

Thứ tư - 22/12/2021 07:01 306 0
GD&TĐ - Theo chia sẻ của cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao vị thế nhà giáo không chỉ dựa vào các chính sách, mà chính mỗi thầy cô cũng phải nỗ lực nâng vị thế qua năng lực, chất lượng giảng dạy, nhân cách bản thân.
Đồng hành cùng nhà giáo: Tự khẳng định vị thế

“Học không bao giờ thừa”

Gần 38 năm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, GS.TS Võ Quang Minh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, nguyên Trưởng Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐH Cần Thơ vừa vinh dự được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Đồng hành cùng nhà giáo: Tự khẳng định vị thế - Ảnh minh hoạ 2
Giáo sư Võ Tòng Xuân

Chia sẻ về nghề dạy học, GS.TS Võ Quang Minh cho biết: “Học, học nữa, học mãi. Học không bao giờ thừa”. Mỗi sinh viên, giảng viên và thầy cô giáo cần đầu tư thời gian, tăng cường việc tự học, tìm tòi, sáng tạo, luôn có ý tưởng mới, có ý nghĩa tích cực trong các mặt của chuyên môn, trong đời sống xã hội.

Mỗi người cần dành thời gian nhiều cho học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, tích cực trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, thầy cô luôn trau dồi đạo đức tác phong chuẩn mực, gương mẫu, luôn đi đầu và là tấm gương sáng trong các hoạt động. Sinh viên đại học và học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng cần tạo cho mình một định hướng và thế mạnh tích cực trong các lĩnh vực chuyên môn, trong các hoạt động để có thể phát huy trong quá trình phát triển của bản thân.

Theo cô Nguyễn Thị Tuyết (Tổ trưởng Bộ môn Lịch Sử - Địa Lý – Giáo dục công dân, Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ), sự học đối với nhà giáo không bao giờ ngưng nghỉ. Sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng cô là một trong những nhà giáo đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đặc biệt, cô có nhiều sáng tạo trong dạy học trực tuyến thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Đối với nhiều giáo viên, tuổi tác là rào cản khi ứng dụng công nghệ vào dạy học cũng như tự học. Nhưng đối với cô Tuyết, tuổi tác không thể làm khó được tinh thần học tập của nhà giáo.

“Gần 30 năm kinh nghiệm giảng dạy, giáo án và bài giảng đã nằm sẵn trong đầu, lên lớp là truyền đạt liền mạch. Nhưng bắt đầu dạy học online với tôi không phải dễ dàng, khi phải thể hiện trên trình chiếu và thao tác hoàn toàn trên máy móc. Cái gì không biết phải học, học từ đồng nghiệp, bạn bè và học cả học trò. Việc học không chỉ phục vụ cho bản thân, cho việc giảng dạy mà còn là tấm gương cho học sinh. Nhà giáo luôn nỗ lực nâng vị thế qua năng lực, chất lượng giảng dạy, nhân cách của mình”, cô Tuyết chia sẻ.

Chuẩn bị nhận nhiệm vụ dạy học, giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc (ngành Sư phạm Toán, Trường ĐH Kiên Giang) luôn theo dõi và cập nhật những đổi mới liên quan đến ngành Giáo dục. Thầy giáo tương lai cho rằng, trau dồi thêm các phương pháp dạy học, từ đó tự phân tích, tự nghiên cứu và áp dụng để bản thân có những kiến thức, phương pháp dạy phù hợp nhất khi ra trường.

“Sinh viên sư phạm, những nhà giáo tương lai phải thay đổi chính mình. Để sau khi tốt nghiệp, đứng lớp, mỗi giáo viên trẻ đóng vai trò là người truyền cảm hứng, người bạn, người dẫn đường, là điểm tựa và niềm tin cho học sinh”, giáo sinh Huỳnh Hồng Phúc tâm sự.

Đồng hành cùng nhà giáo: Tự khẳng định vị thế - Ảnh minh hoạ 3
Mỗi thầy cô cũng phải nỗ lực nâng cao vị thế qua năng lực, chất lượng giảng dạy, nhân cách của mình. Ảnh: TG

Quan tâm đào tạo và bồi dưỡng

Chia sẻ về vấn đề nâng cao vị thế nhà giáo, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết: “Rất cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo”. Cội rễ của đổi mới giáo dục là giáo viên. Có giáo viên đổi mới sẽ có giáo dục mới. Nhưng muốn có giáo viên đổi mới phải có chương trình đào tạo giáo viên hiện đại hơn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, một trong những thay đổi đóng vai trò then chốt trong mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chính là hệ thống các trường sư phạm - đây là cỗ “máy cái” đào tạo giáo viên. Người thầy trong thế kỷ 21, người thầy trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ dạy những điều đã học trong phạm vi chương trình, trong nhà trường mà phải “mở”. Phải cập nhật kiến thức và phải dạy những gì xã hội, thời đại cần chứ không phải dạy những gì mà người thầy có.

Do đó, cần khẩn trương cải tiến các trường sư phạm một cách toàn diện. Chương trình đào tạo các thầy cô giáo của “thế hệ kế tiếp” phải có kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng dạy hiệu quả cao. Phải loại bỏ các môn học ít cần thiết hoặc kém hiệu quả để dành thời lượng học môn chuyên môn và thêm thời gian để các giáo sinh thực tập giảng dạy theo phương pháp mới hơn.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã có thì trường sư phạm phải có giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu của chương trình này. Song song đó là công tác bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ nhà giáo các cấp học. Để làm sao Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thông suốt trong hệ thống, từ trường sư phạm cho đến các trường phổ thông.

Trường sư phạm cần chú ý nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhà giáo. Khi thầy giỏi chuyên môn, ngoại ngữ thì trò tự khắc sẽ được nâng cao năng lực, đặc biệt là giao tiếp song ngữ. Nếu không chúng ta sẽ bị “lép vế” về trình độ ngoại ngữ với các nước trong khu vực ASEAN cũng như trên trường quốc tế khi hội nhập.

Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, vấn đề đổi mới trong đào tạo giáo viên không đơn giản. Gần như tất cả môn học sẽ đổi mới về nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Với trình độ giáo viên tốt nghiệp từ các trường sư phạm theo chương trình đào tạo giáo viên trước đây rất khó bắt nhịp với chương trình mới.

Do đó, cần đổi mới trước tiên chương trình đào tạo sư phạm để đáp ứng sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Vấn đề này không được xem thường, phải thẳng thắn nhìn nhận chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông của ta hiện nay để thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên. Làm sao mỗi giáo viên tốt nghiệp chương trình đào tạo mới phải đạt trình độ cơ bản chuẩn về song ngữ và chuẩn các môn học.

“Để hỗ trợ nhà giáo, phương tiện dạy và học của mỗi trường phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng như thư viện với các tài liệu tham khảo cơ bản (cho cả giáo viên và học sinh) và nối mạng Internet với nhiều đầu máy tính…”. - Giáo sư Võ Tòng Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập762
  • Hôm nay31,504
  • Tháng hiện tại309,634
  • Tổng lượt truy cập51,665,593
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944