Giáo dục di sản theo phương pháp mới cho học sinh Hà Nội

Thứ bảy - 16/11/2019 22:38 650 0

Giáo dục di sản theo phương pháp mới cho học sinh Hà Nội

GD&TĐ - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa ra mắt Khu trải nghiệm cùng di sản để phục vụ thực hiện Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới cho học sinh Hà Nội

Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa ra mắt “Khu trải nghiệm cùng di sản” gắn với “Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới” và Phòng trưng bày sản phẩm lưu niệm tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

“Khu trải nghiệm cùng di sản” là địa điểm hoạt động, trải nghiệm của nhóm học sinh đi theo lớp hoặc của trẻ em đi theo gia đình, cũng là nơi dành cho khách tham quan tham các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu chuyên sâu về di sản.

Không gian này được trang bị đầy đủ điều kiện phù hợp cho các hoạt động giáo dục di sản và các thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, ipad để phục vụ cho các hoạt động chiếu phim, clip về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về lịch sử khoa cử Việt Nam, cũng có thể phục vụ việc trình chiếu,  thuyết trình của các em học sinh.

“Khu trải nghiệm cùng di sản” còn có hệ thống pano để các em tổ chức các cuộc trưng bày nhỏ, góc lưu giữ cảm xúc với các tấm thẻ.  Không gian khu vực trải nghiệm được trang trí bằng bức tranh Vinh quy bái tổ trên tường và các họa tiết trang trí trên bút lông bằng đá ở nhà Thái học xưa.

Các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tương tác. Học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua một khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế theo 3 bước:

Trước tham quan là hoạt động do giáo viên tổ chức tại lớp học, giúp học sinh chuẩn bị các thông tin (về di tích) trước chuyến thăm quan, trải nghiệm tại di tích; gắn kết di sản với chương trình của học sinh.

Trong tham quan là hoạt động tại di tích, cán bộ giáo dục hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế theo chủ đề.

Sau tham quan, học sinh sẽ tự sáng tạo những sản phẩm của mình từ những kiến thức đã thu nhận được tại di tích. Đây là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo của cả học sinh và thầy cô giáo. Giáo viên định hướng và khéo léo, linh hoạt bố trí, sắp xếp đủ thời gian để giúp học sinh có được những sản phẩm sáng tạo sau một chuyến thăm quan trải nghiệm.

Cô Trần Thị Huyền Nhung- giáo viên trường tiểu học Phan Chu Trinh (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Trong chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới, mỗi chủ đề trải nghiệm đều có phần tài liệu dành cho giáo viên, đảm bảo thông tin có tính chính xác cao.

Các thuật ngữ chuyên ngành trong di tích, trong chủ đề cũng được giải thích rõ ràng, dễ hiểu... Điều này giúp chương trình hướng dẫn cho học sinh của giáo viên bài bản và hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết: An Nhiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập995
  • Hôm nay27,030
  • Tháng hiện tại305,160
  • Tổng lượt truy cập51,661,119
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944