Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học: Trưởng thành sau giờ luyện tập

Thứ bảy - 25/12/2021 06:57 340 0
GD&TĐ - Nhiều sinh viên cho biết trải qua một tháng học giáo dục quốc phòng và an ninh giúp các em xây dựng nền nếp, kỷ luật, biết cách chăm sóc sức khỏe hay tôi luyện ý chí “thép”.
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học: Trưởng thành sau giờ luyện tập

Những trải nghiệm ý nghĩa này sẽ trở thành hành trang theo các em trên con đường trưởng thành.

Thay đổi nhờ tôi luyện

Dù bước sang năm học cuối cùng tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Minh Anh, sinh viên ngành Sư phạm tiếng Trung, vẫn nhớ như in một tháng học giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP-AN) vào năm nhất tại Trung tâm GDQP-AN, Đại học Quốc gia Hà Nội (Thạch Thất, Hà Nội).

Nữ sinh chia sẻ: “Lần đầu đặt chân tới trung tâm, ấn tượng của em về nơi đây là không gian xanh mát, thoáng đãng và cách biệt với thế giới bên ngoài. Các thầy cô, nhân viên tại trung tâm đều hòa nhã, thân thiện, khiến em vơi đi cảm giác nhớ nhà và gần gũi với mọi người”.

Trong 1 tháng học tập, Minh Anh và các bạn được rèn luyện tính kỷ luật, nền nếp, tác phong gọn gàng, nhanh nhẹn như một quân nhân thực thụ. Buổi sáng, sinh viên thức dậy từ 5 giờ 30 phút để gấp chăn màn theo quy chuẩn, vệ sinh cá nhân, tập thể dục, xếp hàng hành quân lên lớp học. Trong giờ học lý thuyết, các bạn được trang bị kiến thức về đường lối quân sự của Đảng, công tác quốc phòng và an ninh, kỹ thuật chiến đấu…

Bên cạnh đó, sinh viên được thực hành kỹ thuật tháo lắp súng, bắn súng, chiến đấu bộ binh, biết cách phân biệt các loại vũ khí hoặc tự vệ khi bị tấn công. Đến tối, sinh viên chia thành các nhóm canh gác theo ca.

“Ban đầu, khi phải gác đêm, em và một số bạn cảm thấy mệt mỏi. Trong tiết học thực hành, chúng em phải chạy trong khi mang súng, ba lô đựng tư trang trên vai. Nhưng qua đó, em thấu hiểu rằng để có hòa bình ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu”, Minh Anh chia sẻ.

Còn Nguyễn Minh Hiếu, 20 tuổi, sinh viên ngành Marketing, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội có được trải nghiệm khi học tại Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội (Chương Mỹ, Hà Nội). Nam sinh bày tỏ: “Em được học quân sự từ đầu năm nhất, khi mới rời xa vòng tay chăm sóc của gia đình. Ban đầu, em không thể gấp chăn gối vuông vức như thầy cô hướng dẫn nhưng nhờ kiên trì đã làm tốt hơn”.

Từ cậu thiếu niên vụng về trong việc nhà, Hiếu đã biết nấu món ăn đơn giản, biết quét sân, dọn nhà nhờ những hoạt động rèn luyện, lao động vệ sinh trong tháng học tập. Vốn thức khuya dậy muộn, nhờ học GDQP-AN, Hiếu đã hình thành nếp sống lành mạnh hơn khi đi ngủ lúc 11 giờ tối, thức dậy vào 6 giờ 30 phút sáng và biết giúp đỡ bố mẹ trong sinh hoạt gia đình.

Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học: Trưởng thành sau giờ luyện tập - Ảnh minh hoạ 2
Một giờ thực hành tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Tây Bắc.

Cơ hội để trải nghiệm

Trong 2 năm học gần đây, GDQP-AN cho học sinh, sinh viên ít nhiều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Nhiều trường quyết định lùi học phần này đến khi tình hình dịch ổn định, trong khi một số trường dạy trực tuyến.

Em Lý Thu Thảo, sinh viên năm ba tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội học quân sự online từ cuối tháng 8. Môn học bắt đầu từ 7 giờ sáng và 13 giờ chiều, kéo dài khoảng 2 tuần, với nội dung về lý thuyết quân sự, chính trị. Phần thực hành sẽ học tại Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thảo bày tỏ: “Đối với em, học quân sự online cũng là cơ hội học cách thích nghi, quản lý thời gian trực tuyến tốt hơn. Nhưng được thực hành huấn luyện tại trung tâm vẫn là phần em mong chờ nhất bởi đó là ký ức đáng nhớ với mọi thế hệ sinh viên”.

ThS Dương Xuân Lượng, Phó Giám đốc Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Tây Bắc, tỉnh Sơn La, cho biết: GDQP-AN cho học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Trong môi trường quân sự, học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức bao quát, cụ thể về GDQP-AN và các hoạt động ngoại khóa bổ ích như hành quân rèn luyện, thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ…

Qua đó, các em được trau dồi lối sống lành mạnh, kỷ luật, có khả năng ứng biến với mọi hoàn cảnh; bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc học tập, tu dưỡng và góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để đào tạo đạt hiệu quả cao, giảng viên tại trung tâm thường xuyên cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đơn cử, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, thầy cô đã lồng ghép bài học về sử dụng không gian mạng để học sinh, sinh viên có thêm kiến thức bảo vệ bản thân trên môi trường Internet.

Ngoài tháng học tập, sinh viên tại Trường Đại học Tây Bắc thường xuyên được trau dồi, tìm hiểu về học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tình yêu nước, tác phong kỷ luật trong học tập. Mỗi sáng thứ Hai hàng tuần, các em xếp hàng thực hiện Lễ chào cờ, hát Quốc ca.

Trung tâm GDQP-AN, Trường Đại học Tây Bắc thực hiện đào tạo môn GDQP-AN cho học sinh, sinh viên nhiều trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Ngoài ra, trung tâm phối hợp tổ chức giảng dạy môn GDQP-AN cho trường phổ thông trên địa bàn.

Cũng theo ThS Lượng, một số đơn vị trường thuộc kế hoạch GDQG-AN trong năm học không thể tham gia do dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi tình hình dịch ổn định, trung tâm tiếp tục triển khai giáo dục cho học sinh, sinh viên trường này, đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thực hành bổ ích giúp các em có những trải nghiệm đáng nhớ.

“Em từng nghĩ cuộc sống trong quân ngũ sẽ vất vả, gian nan nhưng nó đã tôi luyện cho mỗi cá nhân sức khỏe dồi dào, tinh thần, ý chí “thép”. Dù sinh ra và lớn lên trong thời bình, những bài học GDQP-AN khiến em nhận ra lời cảm ơn tốt đẹp nhất dành cho thế hệ cha ông đi trước chính là nỗ lực cống hiến hết sức mình để bảo vệ và phát triển đất nước”, Hiếu cho hay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,012
  • Hôm nay27,496
  • Tháng hiện tại305,626
  • Tổng lượt truy cập51,661,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944