Cầm tay nắn nót yêu thương, việc mỗi ngày của những cô giáo dạy học trò vùng khó

Thứ sáu - 24/12/2021 18:28 286 0
GD&TĐ - Mong muốn học sinh sẽ có cuộc sống ấm no và thoát khỏi đói nghèo, giáo viên vùng khó luôn tìm tòi, học hỏi để thay đổi phương pháp giảng dạy. Đồng thời, dành tình yêu thương của mình để giữ chân trò đến lớp.
Cầm tay nắn nót yêu thương, việc mỗi ngày của những cô giáo dạy học trò vùng khó

Vượt mọi khó khăn

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp đến thăm thầy, cô giáo ở huyện Đăk Tô (Kon Tum).

Trong tiếng ê a đọc bài văng vẳng tại phòng học, cô Y Sô Lai, giáo viên điểm trường Kon Đào 1 (Trường Mầm non Hoa Phượng, xã Kon Đào) đang hướng dẫn 25 em nhóm 4 tuổi biết mặt con chữ.

Kết thúc bài đọc, cô Y Sô Lai cùng một giáo viên khác cầm tay, cẩn thận uốn nắn cho học trò cách cầm viết, tô màu.

Lũ trẻ cứ thế say sưa học bài trong vòng tay cô giáo. Đâu đó trong phòng học, một vài đứa trẻ khoe cô “Em viết xong rồi cô ạ”. Cô Y Sô Lai nhẹ nhàng đến gần kiểm tra rồi khen lũ trẻ.

Cô Y Sô Lai tâm sự, vào năm 2005 cô tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum. Sau 5 năm giảng dạy tại xã Đăk Trăm, cô được điều chuyển đến Trường Mầm non Hoa Phượng để tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS).

Cũng là người con của đồng bào DTTS nên cô Y Sô Lai thấu hiểu được những khó khăn của học trò nơi đây. Chính vì vậy, suốt 16 năm gắn bó với nơi này cô luôn gần gũi, chia sẻ để hiểu hơn về học trò của mình. Bên cạnh đó, cô tìm tòi, học hỏi và đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo sự lôi cuốn, thu hút học sinh đến trường.

“Ban đầu khi đến trường các em như một “trang giấy trắng”.

Bởi học trò rất hiếu động, tinh nghịch và ngại giao tiếp với giáo viên.

Chính vì vậy, thời gian đầu mình dành thời gian nói chuyện, làm quen với học sinh nhiều hơn.

Từ đó, thấu hiểu tâm tư, tình cảm của học trò và tạo cảm giác gần gũi với các em.

Dần dần, mình thu hút học sinh đến lớp, chăm chỉ học tập bằng cách thiết kế video, giáo án điện tử để nhận biết các đồ dùng, hiện vật gần gũi với người DTTS.

Mình nghĩ rằng, chỉ cần tình thương và sự thấu hiểu học trò thì có khó khăn như thế nào giáo viên cũng có thể vượt qua”, cô Y Sô Lai nói.

Cô Nguyễn Thị Hóa, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường có 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên với 370 học sinh. Trong đó, hơn 70% là học sinh DTTS. Bên cạnh đó, trường có 4 điểm trường, gồm 1 điểm chính và 3 điểm trường lẻ.

Cô Hoá nhận xét, cô giáo Y Sô Lai là một trong những giáo viên rất tích cực, trách nhiệm và tận tụy với công việc. Bên cạnh đó, nhiều năm liền cô Y Sô Lai là giáo viên giỏi cấp trường, chiến sĩ thi đua cấp huyện.

Hạnh phúc khi học trò thành công

Cầm tay nắn nót yêu thương, việc mỗi ngày của những cô giáo dạy học trò vùng khó - Ảnh minh hoạ 2
Cô Mạc Thị Thoan hạnh phúc khi thấy học trò trưởng thành.

Tương tự, cô Mạc Thị Thoan, Tổ trưởng tổ Văn - Sử, Trường THCS 24/4 xã Tân Cảnh (huyện Đăk Tô) cũng là một giáo viên tận tuỵ, luôn hết lòng vì học trò vùng khó.

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cô Thoan bén duyên với Trường Tiểu học - THCS xã Pô Cô. Những ngày đầu, đường sá khó khăn, phương tiện chưa thuận lợi nên cô Thoan đạp xe hơn chục cây số để đến trường dạy chữ cho các em.

Làm quen với học trò nơi đây, cô Thoan cảm nhận được sự nhút nhát, tự ti của các em. Bên cạnh đó, học sinh thường xuyên “quên” đến trường nên cô Thoan hay đến nhà để vận động các em ra lớp.

Đồng thời, cô Thoan cũng chuẩn bị kẹo, bánh và sáng tạo trong các tiết dạy để giữ chân học trò. Thấu hiểu tình thương của giáo viên, các em đến trường ngày càng chăm chỉ, chất lượng dạy học cũng được nâng lên.

Sau 6 năm gắn bó với ngôi trường này, cô Thoan được luân chuyển về Trường THCS 24.4 công tác cho đến nay.

“Trải qua 21 năm gắn bó với mảnh đất Đăk Tô, tôi thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà học trò nơi đây phải trải qua. Do đó, tôi luôn dành tình yêu thương của mình để giảng dạy cho học sinh biết con chữ và tự tin khi ứng xử, giao tiếp, sẻ chia với mọi người. Đến thời điểm hiện tại, tôi rất vui và hạnh phúc khi chứng kiến từng lớp học trò trưởng thành và thành công trong cuộc sống. Có những em đang là cán bộ xã, cán bộ huyện, cũng có em đã trở thành đồng nghiệp và quay trở về giảng dạy cho học trò vùng DTTS”, cô Thoan tâm sự.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập742
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm741
  • Hôm nay39,332
  • Tháng hiện tại317,462
  • Tổng lượt truy cập51,673,421
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944