Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ: Bắt đầu từ đâu?

Thứ hai - 16/09/2019 07:22 680 0

Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ: Bắt đầu từ đâu?

GD&TĐ - Giáo dục tình cảm xã hội (GDTCXH) trở nên cần thiết với bậc học mầm non. Trẻ được GDTCXH sẽ phát triển toàn diện và trưởng thành tốt hơn. Để làm rõ nội dung này, Báo GD&TĐ có cuộc trò chuyện với bà Monisha Diwan - chuyên gia giáo dục đến từ Văn phòng UNICEF khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Sự cần thiết phải GDTCXH

* GDTCXH có tác động tích cực thế nào đối với trẻ ở bậc học mầm non?

- Trong nội dung phát triển trẻ thơ và xây dựng năng lực, tôi xin nhấn mạnh nội dung quan trọng nhất là GDTCXH cho trẻ. Thông qua kết quả nghiên cứu thần kinh về não cho thấy, sự phát triển kỹ năng TCXH đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ hiện nay và sau này. Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Bộ GD&ĐT Việt Nam triển khai tập huấn đến các cán bộ, giáo viên mầm non ở các địa phương để hiểu rõ sự cần thiết và biện pháp xây dựng năng lực này, giúp cho việc xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu trên. Các năng lực TCXH là những phân khúc quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mầm non.

Khi chia sẻ việc GDTCXH cho trẻ với các giáo viên, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh những năng lực quan trọng nằm trong quá trình phát triển của trẻ, như năng lực áp dụng các quy tắc xã hội, hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng sự đa dạng, bảo vệ môi trường bảo vệ tự nhiên, tự chủ tích cực, giải quyết các xung đột tiếp nhận quan điểm của những người khác. Đây là những năng lực chúng tôi muốn phát triển ở trẻ, nhưng trước khi phát triển ở trẻ, chúng ta cần xây dựng sự hiểu biết cho người lớn, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo… để thông qua đó mới tác động tích cực đến việc xây dựng hành vi cho trẻ.

* Việt Nam là quốc gia đa dạng về văn hóa, dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội. Vậy việc triển khai GDTCXH cần phải thực hiện thế nào cho hợp lý, thưa bà?

Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ: Bắt đầu từ đâu? - Ảnh minh hoạ 2Bà Monisha Diwan

- Ở Việt Nam tôi đã đến cả thành thị và nông thôn, đúng là có sự đa dạng về dân cư, dân tộc cũng như điều kiện kinh tế - xã hội nhưng hiệu quả công tác giáo dục ở Việt Nam rất đáng khen ngợi. Chúng tôi thấy cho dù có sự khác biệt về dân cư và điều kiện sống, nhưng việc GDTCXH cho trẻ thì không phân biệt vùng miền, dân tộc, xã hội, trẻ cần được GDTCXH để trưởng thành tốt hơn.

Chỉ có điều, tùy theo điều kiện KT-XH và văn hóa khác nhau, khi thực hiện công cụ GDTCXH thì chúng ta phải cùng một cách thực hiện đó là lồng ghép vào nhà trường, vào các khung chương trình đưa vào dạy trẻ. Ở Gia Lai, một tỉnh Tây Nguyên còn khó khăn, dù lớp học còn nghèo nàn, cô giáo cũng không phải có trình độ cao, nhưng đã đem đến cho trẻ điều tuyệt vời, đó là niềm đam mê với nghề, tình yêu của cô giáo dành cho trẻ và cô giáo luôn đặt trẻ làm trọng tâm của công tác giáo dục.

Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ: Bắt đầu từ đâu? - Ảnh minh hoạ 3
 Ngày đầu vào lớp 1. Ảnh minh họa/ Internet

Các nhà trường Việt Nam cần làm gì

* Theo bà các trường đào tạo sư phạm ở Việt Nam cần nhận thức về việc này thế nào?

- Nói đến GDTCXH là chúng ta muốn xây dựng cho GV khả năng tự tin. Thực tế qua các khóa tập huấn, tôi muốn mỗi GV phải cảm nhận được giá trị của GDTCXH. Đối với trẻ, GDTCXH khiến các em phải thấy an toàn, vui vẻ và hạnh phúc thì mới hấp dẫn các cháu theo học và GV phải tạo được điều đó trong lớp học. Có một thực tế khi trẻ được trang bị kỹ năng TCXH, sẽ có tác động mạnh mẽ đến bạn bè, cộng đồng cùng xây dựng nên sức mạnh chung.

Ví dụ, khi trẻ nhỏ chơi với nhau, xảy ra những xung đột với bạn. Chúng ta giáo dục thế nào, quát mắng trẻ hay dạy trẻ biết thỏa thuận với bạn. Ở đây chúng ta dạy trẻ cách tìm ra những lựa chọn mà nó tốt đẹp hơn. Dạy cho trẻ sớm nhận biết con nên làm thế nào, cần làm gì để giải quyết thách thức đặt ra. Để thực hiện tốt điều đó không có cách nào khác là thông qua GDTCXH, để hình thành kỹ năng giải quyết sự việc ôn hòa, hợp lý. GDTCXH không chỉ có ở trẻ mà cận nhận thức ở cả gia đình, nhà trường và xã hội, những nhà quản lý. Đặc biệt là các nhà trường, các thầy cô giáo có được sự hiểu biết cần thiết về GDTCXH thì mới tạo ra được môi trường tốt GD cho trẻ.

* Xin cám ơn bà!

Tôi muốn nói rằng, chúng ta cần dành cho trẻ những yêu thương, quan tâm ngay từ những năm tháng đầu tiên đi học ở bậc mầm non. Trong đó GDTCXH cần được lồng ghép vào trong tổng thể cả một chương trình GDMN, đảm bảo xây dựng một chương trình GDMN tốt. Khi chúng ta đánh giá chương trình GDMN thì cũng cần đo lường được tác động của công tác GDTCXH để xem trong chương trình đó nó được lồng ghép thế nào, các phụ huynh có tham gia vào không, các GV đã được xây dựng các năng lực TCXH như thế nào. Tôi cho rằng các trường sư phạm cần phải đưa nội dung GDTCXH vào để giải thích cho sinh viên hiểu GDTCXH là gì, nó góp phần xây dựng, định hướng con người trong tương lai ra sao từ khi còn là một đứa trẻ nhỏ. Đã là dạy cho trẻ MN thì GDTCXH phải hết sức thực tiễn. 

Tác giả bài viết: Dĩ Hạ (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay22,579
  • Tháng hiện tại300,709
  • Tổng lượt truy cập51,656,668
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944