Trường sư phạm trước thách thức đổi mới

Chủ nhật - 15/09/2019 20:48 363 0

Trường sư phạm trước thách thức đổi mới

GD&TĐ - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng cần giải quyết. Đặc biệt, Chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức đi vào thực hiện từ năm 2020 sẽ là cơ hội, động lực để các trường sư phạm đổi mới đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng đội ngũ.

Tầm quan trọng của “máy cái”

Người ta thường ví các trường sư phạm như “cỗ máy cái”, nên chất lượng của những “máy cái” vô cùng quan trọng, nhất là thời điểm thực hiện Chương trình GDPT mới đã kề cận. Đổi mới đào tạo GV đáp ứng thực tiễn là vấn đề lớn, cần có những giải pháp tổng thể.

Có một cơ chế chính sách hợp lý khuyến khích người GV yêu và gắn bó với nghề cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng GD. Thứ nữa, việc các trường sư phạm cần phải tiên phong đổi mới để thích ứng thời cuộc cũng là việc bắt buộc phải làm.

Đó là sự quan tâm của các bộ ngành, mức đầu tư phù hợp nhất của Nhà nước để các trường hoạt động hiệu quả. Một hệ thống chính sách không chỉ bảo đảm thu nhập cho GV, mà còn giúp nâng cao vị trí người GV trên thang bậc giá trị xã hội cũng vô cùng cần thiết.

Thực hiện CTGDPT mới, đào tạo GV phổ thông chất lượng đè nặng lên vai các trường sư phạm. Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy ở các cấp cũng cần tính đến. Thực tế cho thấy, việc thiếu GV cục bộ diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước, thêm nữa cần phải đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ để đáp ứng những đổi thay của CTGDPT mới.

Nhiệm vụ này thuộc về các trường sư phạm, nhưng việc tuyển sinh của các trường này đang rất khó khăn. Xin được dẫn chứng ở một tỉnh như Nam Định, những năm gần đây không tuyển giáo viên THCS nên số lượng học sinh vào học ngành THCS ở Trường CĐSP Nam Định rất ít; có ngành trong nhiều năm không tuyển được sinh viên. Đây là thực tế mà nhiều trường sư phạm địa phương đang phải đối mặt.

Trường sư phạm trước thách thức đổi mới - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ Internet

Cần phải thay đổi

NGND Lưu Xuân Giới – nguyên Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, cho rằng: Nhiều năm nay, việc đào tạo GV do các trường sư phạm tự xây dựng chỉ tiêu, còn tuyển dụng GV là việc của các địa phương, không có sự gắn kết giữa đào tạo và tuyển dụng. Đó còn là việc ngành GD chỉ tiếp nhận giáo viên qua đào tạo tại các trường sư phạm, chỉ có các ngành đặc thù như nhạc họa, thể dục thể thao, kỹ thuật… mới tuyển dụng ngoài sư phạm.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, huy động nguồn chất xám ở các trường đào tạo đa ngành khác là việc nên làm. Ngành GD cần có giải pháp đào tạo linh hoạt để hệ thống các trường sư phạm không khép kín như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, các trường sư phạm không nên chỉ đào tạo giáo viên phổ thông và giáo viên phổ thông cũng không nên chỉ được đào tạo ở các trường sư phạm.

Các trường đại học sư phạm nên tổ chức lại để trở thành những trường khoa học cơ bản đào tạo giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý xã hội, đồng thời đào tạo nguồn vào giai đoạn II cho các trường đại học chuyên ngành khác. Trường đại học sư phạm cũng nên là một trường đào tạo nhiều cấp: Đại học, cao đẳng, sư phạm cấp 1, sư phạm mẫu giáo…

NGƯT Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, cho rằng: Trong giai đoạn hiện nay, các trường sư phạm thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng GV đáp ứng CTGDPT mới. Để không bị tụt hậu so với thực tiễn GD, giải pháp có tính quyết định là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên bằng những biện pháp thực tế hữu hiệu hơn. Việc đầu tư, củng cố nâng tầm một số trường ĐHSP trọng điểm để làm chỗ dựa cho việc phát triển khoa học giáo dục và lan tỏa chất lượng cần sớm thực hiện.

Ở một số trường đại học đa ngành tổng hợp và kỹ thuật, nên xây dựng các khoa hoặc bộ môn sư phạm có khả năng tham gia đào tạo đội ngũ GV cho các trường phổ thông và các trường dạy nghề.

Tuy nhiên, một trong những việc quan trọng cần sớm thực hiện là có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho GV để tạo sức hút nghề nghiệp, rộng mở cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Có như vậy, các trường ĐHSP mới hút được nhiều học sinh giỏi vào học và cũng là động lực để những trường này vươn lên chất lượng cao hơn.

Tác giả bài viết: Hà An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập676
  • Hôm nay40,550
  • Tháng hiện tại318,680
  • Tổng lượt truy cập51,674,639
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944