Cần hành lang pháp lý xây dựng tài nguyên giáo dục mở

Thứ bảy - 14/09/2019 19:35 545 0

Cần hành lang pháp lý xây dựng tài nguyên giáo dục mở

GD&TĐ - Tài nguyên giáo dục mở được xem như một giải pháp hữu hiệu, giúp các trường đại học (ÐH) khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn tài liệu có chất lượng để đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên, cần tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách để việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở có thể đi vào thực tiễn.

Các trường ĐH phải là chim đầu đàn

Tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) là những tài liệu dạy - học được chia sẻ miễn phí trên mạng, bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm để người dùng có thể tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

GS.TS Nguyễn Tất Dong, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của sự nghèo nàn về tri thức và sự thiếu hụt năng lực thu lượm tri thức chủ yếu ở nền giáo dục khép kín, không mở ra những con đường thu gọn, tích tụ tri thức và những cơ chế chia sẻ tri thức, sự bình đẳng về cơ hội tiếp thu và giao lưu tri thức.

Cần hành lang pháp lý xây dựng tài nguyên giáo dục mở - Ảnh minh hoạ 2
Tri thức càng chia sẻ thì tài nguyên giáo dục càng phát triển (ảnh nguồn internet)  

TNGDM càng phong phú thì việc chia sẻ tri thức càng mở rộng. Trường đại học xây dựng tài nguyên giáo dục mở là một việc làm để thực hiện một nền giáo dục chia sẻ. Tri thức càng chia sẻ thì tài nguyên giáo dục càng phát triển và càng bền vững.

Nhận thức tầm quan trọng của tài nguyên giáo dục mở đối với quá trình phát triển và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ÐH hiện nay, PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD-ĐT) cho biết: Trường ĐH luôn có 3 chức năng là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Thế nhưng, tại Việt Nam, các trường chỉ quan tâm đến đào tạo và nghiên cứu, còn phục vụ cộng đồng vẫn còn bị lãng quên.

Trong khi đó, trung tâm của tài nguyên GD mở là các trường ĐH - nơi tập trung tinh hoa, trí tuệ của GD. Các trường ĐH phải là những con chim đầu đàn đưa những tinh hoa của GD-ĐT đến mọi người.

Xây dựng hành lang pháp lý về TNGDM

Để xây dựng thành công tài nguyên giáo dục mở cho các trường đại học ở Việt Nam nói riêng và cho hệ thống giáo dục của Việt Nam nói chung, PGS.TS Hà Trần Phương - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đề xuất, cần xây dựng một mô hình về TNGDM dành cho người lớn phù hợp với điều kiện Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế.

Cần hành lang pháp lý xây dựng tài nguyên giáo dục mở - Ảnh minh hoạ 3
Ảnh minh họa/nguồn internet 

Xây dựng một hành lang pháp lý về xây dựng và quản lý tài nguyên giáo dục mở: trách nhiệm và nhiệm vụ của các bên liên quan, chú trọng đến vai trò nòng cốt, tiên phong của các trường đại học trong việc xây dựng TNGDM; bản quyền, chia sẻ, thương mại… Xây dựng các chính sách để tài nguyên giáo dục mở có thể đi vào thực tiễn.

Truyền thông, quảng bá các hoạt động phát triển tài nguyên giáo dục mở trong cộng đồng. Tạo sự đồng thuận giữa các cơ quan nhà nước, nhà làm chính sách, trường đại học, các bên liên quan và cộng đồng người sử dụng, đặc biệt là người lớn về phát triển, khai thác học liệu mở.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Công, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, cần xây dựng một văn bản có tính pháp quy về việc xây dựng TNGDM, trong đó đề cập đến vai trò, quyền lợi của các tổ chức cá nhân khi tham gia đóng góp cho TNGDM.

Cần triển khai áp dụng các giấy phép đối với việc cung cấp tài nguyên cho TNGDM, đảm bảo giấy phép là bắt buộc; tăng cường đầu tư xây dựng các phần mềm quản lý đồng thời tăng cường quảng bá thông tin để việc tìm kiếm, tiếp cận với các tài nguyên giáo dục mở được nhiều người biết đến và tìm kiếm thuận lợi.

Khoản 3, Điều 46 của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 quy định: “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học”. Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ có công văn yêu cầu các trường triển khai xây dựng nguồn học liệu mở, đồng thời 2 trường ĐH Mở Hà Nội, ĐH Mở TPHCM là những đơn vị đầu tàu trong việc thí điểm xây dựng nguồn học liệu mở cho quốc gia.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay7,560
  • Tháng hiện tại474,315
  • Tổng lượt truy cập51,830,274
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944