Gieo chữ trong bom Mỹ

Thứ sáu - 04/05/2018 19:58 699 0
GD&TĐ - Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc, ngành GD&ĐT Hoà Bình đã nhanh chóng chuyển hướng các hoạt động cho thích ứng với tình hình thời chiến; gắn chặt hơn nữa việc dạy - học với sản xuất và chiến đấu của từng địa phương.
Gieo chữ trong bom Mỹ

Trong bối cảnh chung của cả nước, giáo dục Hòa Bình lúc đó gặp không ít khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt là thiếu giáo viên, phần đông các thầy, cô giáo tham gia công tác giảng dạy tại Hòa Bình là thanh niên tốt nghiệp sư phạm tại các tỉnh: Hà Đông, Thanh Hóa, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An tình nguyện lên Hòa Bình dạy học. 

Gieo chữ trong bom Mỹ - Ảnh minh hoạ 2
Thầy giáo Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa (nay là trường PT DTNT THPT tỉnh) ôn lại truyền thống vẻ vang của nhà trường thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Là 1 trong hơn 150 giáo viên tình nguyện lên Hòa Bình dạy học theo lời kêu gọi của Bác Hồ, nhà giáo ưu tú Trần Mạnh Hòa, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh vẫn còn nhớ những tháng ngày gian khó: "Hệ thống trường, lớp ít, đơn lẻ, chủ yếu làm bằng tranh tre, nứa lá và sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; chương trình giảng dạy, phương tiện phục vụ công tác dạy và học đơn sơ. Hầu hết các bản làng, vùng đồng bào dân tộc chỉ mở lớp học bình dân học vụ; thầy, cô giáo và những người biết chữ tham gia dạy học bình dân học vụ phải lặn lội đến từng thôn xóm, bản làng tổ chức dạy học cho con em; giáo trình phải tự biên soạn”.
Trước đòi hỏi bức thiết về việc thiếu giáo viên, được sự chỉ đạo của Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự giúp đỡ của trường Sư phạm Liên khu II, ngày 10/10/1956, trường Sư phạm sơ cấp Hòa Bình - trường sư phạm đầu tiên của tỉnh ra đời. Khóa học đầu tiên đã đào tạo được 40 thầy, cô giáo. Sau khi tốt nghiệp, đội ngũ thầy, cô giáo này đã nhanh chóng tỏa đi khắp nơi, đến từng bản Mường dạy chữ. Đến cuối năm 1957, toàn tỉnh đã tổ chức được gần 1.600 lớp bình dân học vụ, xóa được nạn mù chữ cho gần 11 nghìn người (đạt 144% kế hoạch).
Xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy) là lá cờ đầu trong xóa mù chữ ở tỉnh. Phong trào "Bình dân học vụ” diễn ra sôi nổi, rộng khắp các huyện, xã, cả vùng thuận lợi và vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm này, ngày 26/1/1958, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ra Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo cuộc vận động diệt dốt trong cán bộ, đảng viên.
Song song với việc thực hiện xoá mù chữ cho nhân dân, công tác đào tạo cán bộ có trình độ về kiến thức KH-KT phục vụ cho sản xuất nhằm khôi phục đất nước được đặc biệt quan tâm. Đó chính là lý do cho sự ra đời của trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình vào ngày 1/4/1958.
Thầy giáo Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình được thành lập là dấu ấn đặc biệt trong lịch sử xây dựng và phát triển của ngành giáo dục Hòa Bình.
Đây là trường vừa học, vừa làm - một mô hình mới nhằm thu hút đông đảo con em các dân tộc ở trong tỉnh vừa học tập, vừa lao động và rèn luyện. Mục tiêu ban đầu của nhà trường là: Trong vòng 20 năm sẽ phổ cập hết cấp II cho thanh niên các dân tộc và đào tạo cán bộ cấp xã cho toàn tỉnh.
Liên tiếp những năm sau đó, đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt bằng không quân nhưng giáo viên, học sinh Hòa Bình vẫn cắp sách đến trường với tinh thần "Trường học là chiến hào chống Mỹ”; trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình với quyết tâm "Trường bị đánh phá, nhà máy bị đánh phá vẫn đảm bảo dạy tốt, học tốt, hoạt động sản xuất và tổ chức đời sống tốt. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng thầy, trò nhà trường chuẩn bị sẵn sàng cả về tư tưởng, nhận thức, đồng thời tích cực tập rượt, rèn luyện về công tác phòng không sơ tán như: đào hầm hào, tập luyện báo động, hành quân di chuyển, thu xếp tài liệu, tài sản... sẵn sàng khi có lệnh”.
Với những nỗ lực của toàn ngành GD&ĐT Hoà Bình, với quyết tâm và nhiệt huyết của những thầy, cô giáo vượt mọi khó khăn, gieo con chữ đến từng bản làng Mường. Năm 1960, tỉnh ta đã đạt được thành tựu vô cùng to lớn với việc "là tỉnh miền núi đầu tiên trên cả nước cơ bản xoá xong nạn mù chữ”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, ngành GD&ĐT tỉnh được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà giai đoạn này đã góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ KH-KT cho người dân, cán bộ, đảng viên.
Điểm sáng của giáo dục Hòa Bình thời kỳ này - trường Thanh niên Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình năm 1971 đã được tuyên dương là 1 trong 3 Đơn vị tiên tiến toàn ngành, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.

Tác giả bài viết: Theo Dương Liễu hoabinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập326
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,938
  • Tổng lượt truy cập51,643,897
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944