Hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà giáo

Thứ sáu - 24/05/2024 19:09 4 0
Nhìn ở góc độ chính sách, việc Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo đã thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn vị thế quan trọng của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nói chung và quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói riêng. Sự ra đời của Luật giúp tạo...
Hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà giáo

Nhìn ở góc độ chính sách, việc Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo đã thể hiện sự nhìn nhận đúng đắn vị thế quan trọng của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục nói chung và quá trình đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói riêng.

Sự ra đời của Luật giúp tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của nhà giáo, góp phần duy trì và bảo tồn truyền thống văn hóa “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc, giúp đội ngũ nhà giáo thêm trân trọng và tin yêu vào nghề hơn.

Vì những lẽ đó, việc xây dựng Luật cần phải đảm bảo các nguyên tắc, như tính quy phạm, tính bao quát, tính chi tiết, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, bảo đảm sự nhất quán trong các khái niệm, các quy định. Tránh dùng những khái niệm chung chung, mơ hồ, tối nghĩa, hay đa nghĩa dẫn đến những cách hiểu khác nhau cùng một khái niệm. Dẫn tới cơ sở này thực hiện theo cách hiểu này trong khi cơ sở khác hiểu và áp dụng cách khác.

TS Nguyễn Sóng Hiền.

TS Nguyễn Sóng Hiền.

Qua nghiên cứu và xem xét kỹ dự thảo Luật Nhà giáo, TS Nguyễn Sóng Hiền nhận định, về cơ bản, bản dự thảo đã thể hiện được các nguyên tắc trên. Tuy nhiên, có một vài điểm nên chăng phải làm rõ hơn.

Chẳng hạn, về đối tượng áp dụng, dự thảo ghi: “Luật này áp dụng đối với: Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục theo quy định tại Luật Giáo dục”. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta còn có Luật Giáo dục nghề nghiệp. Vậy có thể hiểu là, đối tượng áp dụng không có đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Trong khi đó, tại mục 2, Điều 3 về “Nhà giáo” lại ghi: “Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”.

Bên cạnh đó, đây là văn bản pháp luật, vì vậy cần tránh sử dụng những từ ngữ chung chung. Chẳng hạn, cùng trong điều 3 mục 2 ghi: “Các cơ sở giáo dục khác”. Các cơ sở giáo dục khác là cơ sở giáo dục nào?

Hiện nay, trong thực tế đang tồn tại khá nhiều tổ chức mang hình thức dạy học như các trung tâm gia sư, trung tâm luyện thi, trung tâm bồi dưỡng năng khiếu... Đây hầu hết là những trung tâm tư nhân nhưng nhiều người tham gia giảng dạy ở những cơ sở này vẫn mang danh giáo viên và được cụ thể hóa trong các hợp đồng dạy học. Như vậy những cơ sở này có được xem là các cơ sở giáo dục khác không? Nếu không chúng thuộc phạm vi áp dụng của luật nào? Nếu vì phạm ai xử lý?

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Sóng Hiền cũng quan tâm đến đạo đức nhà giáo - vấn đề ông cho là hết sức quan trọng - nhưng chưa được đề cập chi tiết trong dự thảo Luật.

“Nên chăng, Luật Nhà giáo nên dành một chương để có những quy định chi tiết về đạo đức nhà giáo; làm cơ sở pháp lý để định hình những phẩm chất cần có cho đội ngũ nhà giáo trong thế kỷ 21; đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mới của hội nhập, nhưng vẫn bảo tồn được những phẩm chất truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Đây cũng là căn cứ pháp lý để chấn chỉnh lại nề nếp và chấn hưng tinh thần phụng sự vì sự nghiệp giáo dục của đội ngũ nhà giáo hiện nay”, TS Nguyễn Sóng Hiền chia sẻ.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1048 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại44,459
  • Tổng lượt truy cập49,750,224
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944