Khai thác thiết bị hỗ trợ dạy học tăng hiệu quả tiết dạy

Thứ năm - 29/02/2024 05:26 68 0
Sau Tết Nguyên đán, các trường phổ thông tại Đắk Lắk tập trung cao độ ôn tập củng cố kiến thức, đồng thời đẩy mạnh sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Tạo hứng thú học tập Theo cô Phan Thị Bích Mười - Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế...
Khai thác thiết bị hỗ trợ dạy học tăng hiệu quả tiết dạy

Sau Tết Nguyên đán, các trường phổ thông tại Đắk Lắk tập trung cao độ ôn tập củng cố kiến thức, đồng thời đẩy mạnh sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

Tạo hứng thú học tập

Theo cô Phan Thị Bích Mười - Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Buôn Ma Thuột), đây là thời điểm quan trọng đối với học sinh, vừa củng cố nội dung đã học trước Tết vừa tập trung lĩnh hội kiến thức mới.

“Mỗi học sinh có tố chất, đam mê học tập riêng, thầy cô cần vận dụng hợp lý phương pháp dạy học tích cực kết hợp sử dụng phù hợp dụng cụ, thiết bị dạy học. Đặc biệt, kết hợp hệ thống câu hỏi, bài tập bảo đảm phát huy phẩm chất, năng lực. Có câu hỏi vận dụng sáng tạo cho nhóm khá, giỏi; có câu hỏi tái hiện đơn vị kiến thức cho nhóm trung bình trở xuống”, cô Mười chia sẻ.

Với mục đích phát huy tối đa phẩm chất, năng lực học sinh, các công cụ dạy học trực quan, thí nghiệm mô phỏng 3D… rất hữu ích. Đối với Trường THCS Lương Thế Vinh, 100% lớp có hệ thống hỗ trợ dạy học thông minh. 100% giáo viên thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Để giúp học sinh hứng thú khi đến lớp, cô Phạm Thị Hải Yến - Tổ trưởng tổ Toán - Tin (Trường THCS Trưng Vương, TP Buôn Ma Thuột) cho rằng, khai thác thiết bị hỗ trợ dạy học trong hoạt động khởi động cần thiết tăng tiết dạy hiệu quả.

“Phần khởi động củng cố kiến thức mới được học thông qua tổ chức trò chơi ô chữ, vượt chướng ngại vật… kết hợp hệ thống câu hỏi là các câu trắc nghiệm, trả lời đúng sai hoặc ghép nối. Khi kết hợp với thiết bị trực quan, học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức”, cô Yến nói và cho hay: Sau Tết Nguyên đán, nhiều em có cảm giác uể oải, dễ buồn ngủ và hay mất tập trung trong giờ học, đặc biệt một số học sinh quên kiến thức đã học tuần trước Tết. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần có giải pháp khích lệ tinh thần, tạo hứng thú.

“Tôi thường đặt câu hỏi dễ và cho điểm đầu năm. Sử dụng vòng quay may mắn để tạo không khí hứng khởi cho lớp học. Tổ chức hoạt động nhóm để các thành viên trong lớp cùng tham gia. Tăng cường gọi học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét câu trả lời của bạn để tăng tương tác trong mỗi tiết học”, cô Yến chia sẻ.

Một tiết học kết hợp bài giảng điện tử tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Đắk Lắk). Ảnh: TT

Một tiết học kết hợp bài giảng điện tử tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Đắk Lắk). Ảnh: TT

Tăng cường kiểm tra, động viên

Thầy Biện Văn Nam - Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương (TP Buôn Ma Thuột) trao đổi, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trong kiểm tra thường xuyên là nghiệp vụ quan trọng đối với người thầy.

Người thầy giỏi sẽ biết cách điều phối hợp lý câu hỏi, phương pháp hỏi để kích thích học sinh phát huy phẩm chất, năng lực. Vì thế, không khí lớp học luôn tích cực, vui tươi. Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang bước mới, ở đó học sinh thực sự làm chủ tri thức, kỹ năng, thái độ.

Tuy nhiên, theo thầy Nam, hiện một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh mơ hồ việc xác định mục đích kiểm tra thường xuyên. Điều này vô tình tạo áp lực cho cả thầy lẫn trò.

“Chương trình GDPT 2018 có nhiều đổi mới về nội dung và cách kiểm tra đánh giá học sinh. Một trong những biện pháp đổi mới là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra thường xuyên. Ví dụ, khi chọn phần mềm Plicker để thực hiện, mỗi tiết học giáo viên chỉ cần dành ít thời gian nhưng kiểm tra được nhiều học sinh với kết quả hiển thị chính xác trên màn hình điện thoại. Như vậy, tiết học sẽ vui tươi, học sinh có tâm lý thoải mái, hứng khởi học tập”, thầy Nam phân tích.

Chia sẻ thêm điều này, cô Yến nhấn mạnh, sau mỗi bài dạy, thầy cô nên tích hợp các bài tập mang tính thực tế (nếu có). Điều này giúp các em có điều kiện áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

Tác giả bài viết: Thành Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập226
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,415
  • Tổng lượt truy cập51,644,374
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944