Khó trong đo lường khoa học và xếp hạng đại học

Thứ bảy - 22/12/2018 22:33 484 0
GD&TĐ - Ngày 22/12, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) tổ chức Hội thảo về đo lường khoa học và xếp hạng đại học, với sự tham gia của lãnh đạo các đại học, các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia nghiên cứu giáo dục đến từ nhiều trường đại học trong cả nước.
Khó trong đo lường khoa học và xếp hạng đại học

Hội thảo đã nghe các báo cáo tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu giáo dục đến từ các đơn vị giáo dục trong và ngoài nước: GS Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Đại học New South Wales và Đại học công nghệ Sydney, Cố vấn cao cấp về khoa học của TDTU; GS Nguyễn Thời Trung – Viện trưởng Viện khoa học tính toán (TDTU); TS Lê Văn Út – Trưởng phòng Phòng quản lý phát triển khoa học và công nghệ (TDTU); TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐHQG TPHCM); GS Nguyễn Hữu Đức – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội… 

Hội thảo tập trung vào các nội dung: giới thiệu những phương pháp đánh giá nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học, các đại học và các quốc gia; đánh giá các bảng xếp hạng đại học trên thế giới; từ đó xây dựng sự đồng thuận cho nhu cầu xếp hạng đại học ở Việt Nam. 

Khó trong đo lường khoa học và xếp hạng đại học - Ảnh minh hoạ 2
 GS Nguyễn Văn Tuấn trình bày tại hội thảo

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, việc đánh giá uy tín của nhà khoa học  là một vấn đề khá nóng trong khoa học và báo chí phổ thông. Báo chí phổ thông thường chỉ dựa vào những thông tin mang tính “P.R” hơn các thước đo khách quan. Ở các đại học phương Tây, người ta thường dùng 3 chỉ số chính để đánh giá năng lực một nhà khoa học, đó là: (a) số lượng ấn phẩm khoa học; (b) hệ số ảnh hưởng (impact factor hay thường viết tắc là IF); (c) chỉ số Hirsch (viết tắt là H index).

Một số lớn trường ĐH phương Tây thường dựa vào số lượng bài báo khoa học như là một tiêu chuẩn để xét duyệt đề bạt các chức danh khoa bảng. Trong khi các viện nghiên cứu khoa học, trường ĐH, các trang mạng chuyên về khoa học… thường dùng tổng chỉ số trích dẫn (H index) mà nhà khoa học được các nhà khoa học khác trích dẫn như một thước đo vàng “giai cấp” trong khoa học.

GS Nguyễn Văn Tuấn cũng cho rằng không có một chỉ số nào là hoàn chỉnh. Tuy nhiên các chỉ số đánh gia theo chỉ số H (chỉ số trích dẫn) vẫn còn khách quan hơn là đánh giá dựa vào ý kiến cá nhân hay cơ chế bình duyệt (peer review).

Ở báo cáo tham luận về xếp hạng đại học, TS Nguyễn Quốc Chính, cho rằng xếp loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đang trở thành một xu thế mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý giáo dục, giới học thuật và các bên liên quan trong xã hội. Động lực chủ yếu của xu thế này là yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng và trách nhiệm giải trình  của các cơ sở GDĐH trong bối cảnh một thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng.

Tại Việt Nam, nội dung phân tầng xếp hạng các cơ sở GDĐH đã được quy định trong Luật GDĐH và đã được cụ thể hóa thông qua Nghị quyết số 73/2015/NQ-CP về việc Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng các cơ sở GDĐH. Tuy nhiên quá trình triển khai thực tế bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến những ý kiến trái chiều về tính khả thi và độ giá trị của hoạt động phân tầng xếp hạng. Nhiều vấn đề được xác định nhưng chưa có phương án giải quyết phù hợp. 

Với cơ quan quản lý nhà nước, vấn đề đặt ra là: nên xây dựng hệ thống xếp loại xếp hạng; hệ thống xếp loại xếp hạng nên do cơ quan quản lý nhà nước quản lý hay do đơn vị độc lập quản lý; xây dựng và triển khai hệ thống tiêu chuẩn và công cụ đánh giá như thế nào để đảm bảo tính khoa học, độ giá trị, độ tin cậy. Với các cơ sở GDĐH, vấn đề quan tâm là: nên chọn hệ thống xếp loại, xếp hạng nào cho phù hợp, với đặc thù của đơn vị mình; nên triển khai các hoạt gì để đáp ứng để đáp ứng yêu cầu của các hệ thống xếp loại, xếp hạng.

TS Lê Văn Út – Phó Ban Tổ chức hội thảo chia sẻ, chúng tôi kì vọng sau khi kết thúc hội thảo, người tham dự sẽ biết và hiểu các thước đo khoa học như hệ số tác động (impact factor), tần số trích dẫn, chỉ số H, các chỉ số altmetrics, …; Đồng thời hiểu sự khác biệt giữa các cơ sở dữ liệu về trắc lượng khoa học như Web of Science, Scopus, và Google Scholar; Biết cách ứng dụng các chỉ số đo lường khoa học để đánh giá thành tích và thành tựu của một đại học, của các giảng viên, giáo sư trong và ngoài nước... Hiểu được bản chất và ý nghĩa của các tiêu chuẩn xếp hạng đại học để từ đó có cơ sở tìm ra hướng đi cho Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Tác giả bài viết: H.Chương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,700
  • Tháng hiện tại110,048
  • Tổng lượt truy cập49,699,944
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944