Trường học vùng cao chủ động đối phó với rét

Chủ nhật - 23/12/2018 07:16 434 0
GD&TĐ - Đối với các trường học vùng cao, nhiệm vụ phòng chống rét vô cùng quan trọng. Công tác này không chỉ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất mà ngành Giáo dục dành cho học sinh vùng khó, học sinh dân tộc, mà còn là một trong những giải pháp ổn định sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường học vùng cao chủ động đối phó với rét

Tích cực vào cuộc

Quản Bạ - Hà Giang là một trong những huyện miền núi phía Bắc hàng năm phải chịu nhiều đợt không khí lạnh, nhiều ngày thời tiết rét đậm, rét hại. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh (HS) khi đến trường học tập và sinh hoạt trong những ngày giá rét, Phòng GD&ĐT đã gửi Văn bản chỉ đạo phòng tránh rét tới các trường từ 11/10/2018.

Ông Lê Trung Thành - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ cho biết: Phòng GD&ĐT đã yêu cầu các trường tiến hành kiểm tra, rà soát, củng cố, tu sửa cơ sở vật chất trường lớp học, phòng lưu trú HS. Làm sao phải bảo đảm có đủ ánh sáng, che chắn không để gió lùa… Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp nhà trường phải làm tốt công tác nhắc nhở HS mặc đủ ấm, không bắt buộc HS phải mặc quần áo đồng phục, không nên hoặc hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời.

Mặt khác, hiệu trưởng các trường phải trực tiếp theo dõi sát sao tình hình trên các bản tin dự báo thời tiết để nắm bắt diễn biến và chủ động báo cáo UBND xã, thị trấn và Phòng GD&ĐT việc cho HS nghỉ học tránh rét theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tùy theo mức độ ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất mà hiệu trưởng quyết định đề xuất cho HS nghỉ học toàn trường hay theo từng khu vực, từng điểm trường cho phù hợp...

Trong những ngày do rét đậm, rét hại phải nghỉ học, nhà trường phải chủ động bố trí giáo viên trực để quản lý và chăm nuôi HS bán trú ở lại trường chính và HS đến trường do chưa biết lịch nghỉ học. Bảo đảm các hoạt động hành chính của trường vẫn diễn ra bình thường, phối hợp với gia đình HS để gia đình quản lý và đảm bảo sức khỏe cho HS trong thời gian nghỉ, hướng dẫn HS tự học ở nhà...

Từ vùng cao Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, thầy Hà Trần Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang chia sẻ: Giữa tháng 10 trường đã tiến hành thống kê lại số chăn đệm… trên cơ sở đó có phương án huy động, kêu gọi hỗ trợ để đảm bảo chống rét cho HS bán trú. Ngoài chuẩn bị về cơ sở vật chất trường lớp, chăn màn… cho hoạt động bán trú, trường cũng quán triệt GV sẵn sàng dạy bù những ngày HS phải nghỉ học để đảm bảo chương trình; Cùng đó, ổn định và tăng cường chất lượng bữa ăn bán trú để HS có đủ sức khỏe học tập; HS được cấp phát một số thuốc để trị các bệnh mùa đông như nứt nẻ, viêm mũi họng, cảm cúm… Hiện, trường có 401 HS bán trú trên tổng số 489 HS được bố trí trong 10 phòng tạm. Việc phòng tránh rét đòi hỏi BGH, GV nhà trường làm tốt để đảm bảo sinh hoạt, học tập của HS.

Có thể thấy, kế hoạch phòng chống rét cho HS và sự ứng phó của các trường học, hiệu trưởng, GV… ở vùng cao khá chủ động và tích cực. Phòng và các trường học đã có kế hoạch thay đổi thời gian học tập mùa đông cho phù hợp theo quy định. Đối với những trường MN, TH, THCS hoặc những điểm trường lẻ ở xã trung tâm, việc đến trường của HS trong những ngày giá rét theo thời gian quy định gặp khó khăn thì Hiệu trưởng các trường chủ động quyết định thời gian bắt đầu ngày học muộn hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ thời gian theo đúng quy định chương trình của Bộ GD&ĐT. Cùng đó, BGH và GV nhà trường đã chủ động khuyến cáo tới PHHS theo dõi bản tin dự báo thời tiết, chủ động giữ HS ở nhà khi trời quá lạnh…

Trường học vùng cao chủ động đối phó với rét - Ảnh minh hoạ 2
Các trường vùng cao nỗ lực phòng tránh rét cho HS

Huy động tối đa nguồn lực

Ghi nhận ban đầu từ một số trường vùng cao chịu ảnh hưởng nặng từ thời tiết khắc nghiệt mùa đông cho thấy cơ sở vật chất, đặc biệt vật dụng giữ ấm cho quá trình học tập, sinh hoạt học sinh tại trường như thiếu chăn, đệm, quần áo… chưa đầy đủ. Cụ thể với Trường PTDTBT THCS Khao Mang, chăn ấm cho HS đã qua sử dụng 2 - 3 năm. Chất lượng còn sử dụng được song số lượng thiếu gần 100 chiếc.

Giải pháp cơ bản của trường trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ là đốt củi để tăng nhiệt độ trong các phòng tự học của HS. Ngoài ra, khuyến khích HS tắm giặt, vệ sinh vào buổi trưa khi nhiệt độ tăng lên với nước tự đun. Thầy Hà Trần Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang - khẳng định: Dù còn thiếu thốn nhưng trường vẫn cố gắng đảm bảo tốt công tác phòng tránh rét cho HS. Trong những ngày rét sâu dưới 9 độ vừa không có HS bỏ, trốn học hoặc bị ốm. Hoạt động giáo dục diễn ra bình thường.

Thầy giáo Vũ Đại Thanh – Hiệu trưởng Trường TH&THCS Tân Xuân, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, Sơn La cũng cho biết, cơ sở vật chất đảm bảo cho 139 HS bán trú trong mùa đông ở bậc THCS đã cơ bản ổn định. Trường có chăn ấm phát cho HS sử dụng; số còn thiếu thì huy động PHHS gửi lên trường cho con. Điều trăn trở của thầy Thanh hiện nay và ở bậc TH khi trong số 8 điểm trường lẻ vẫn còn 2 điểm trường A Lang và Sa Lai với hơn 100 HS vẫn ở trong tình trạng phòng học tạm và không có điện. Vì vậy vào mùa đông, nếu khép cửa tránh gió lùa thì ánh sáng trong lớp yếu cho dù GV đã tăng cường đèn dầu, đèn điện (lấy từ máy phát thủy điện).

“Vào những ngày rét đậm rét hại (có khi xuống 2, 3 độ) mà PHHS vẫn gửi con đến lớp thì nhà trường vẫn nhận trông giúp gia đình. Các cô giáo sẽ gom HS vào chung một lớp rồi bật đèn sưởi; lót chăn làm đệm, đắp chăn ấm cho HS… Với 10 điểm trường lẻ học nhờ, học tạm… BGH thường xuyên xuống từng điểm trường kiểm tra công tác phòng tránh rét. Toàn trường có 341 em trong độ tuổi mẫu giáo, đây là lứa tuổi nhỏ dễ chịu ảnh hưởng từ thời tiết nên Trường MN xã Nghĩa Thuận luôn đặt việc đảm bảo sức khỏe cho HS lên hàng đầu. Có tin tưởng vào cô giáo, nhà trường thì PHHS mới cho con đến trường đầy đủ, chất lượng giáo dục mới được đảm bảo” - cô Nguyễn Lệ Thủy - Hiệu trưởng Trường MN xã Nghĩa Thuận cho biết.

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm252
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,991
  • Tổng lượt truy cập51,644,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944