Lai Châu: "Mất chế độ", học sinh miền núi ... khó đến trường

Thứ sáu - 10/09/2021 07:29 262 0
GD&TĐ - Những năm qua, chế độ cho học sinh bán trú được ví như là động lực để nâng bước học sinh vùng khó Lai Châu đến trường. Việc thôi hưởng chế độ này là thách thức lớn trong duy trì sĩ số của các nhà trường.
Lai Châu: "Mất chế độ", học sinh miền núi ... khó đến trường

Thách thức mới…

Ngày 4/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi là Quyết định 861). Theo đó, các xã khu vực III, khu vực II nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) sẽ được xác định là xã khu vực I.

Các xã này sẽ thôi hưởng chính sách áp dụng đối với xã vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn kể từ ngày được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có chế độ cho học sinh bán trú.

Theo Quyết định số 861, Lai Châu có 29 xã và 97 trường chuyển từ khu vực II, III sang khu vực I. 

Lai_chau_them_kho_huy_dong_hs_2
Các địa phương đã phối hợp nhà trường huy động học sinh đến lớp.

Xã Khun Há, huyện Tam Đường về đích NTM từ tháng 4 năm nay. Do đó, học sinh trên địa bàn xã sẽ không được hưởng chế độ cho học sinh bán trú. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động học sinh đến trường của địa phương này.

Bản Ma Sao Phìn Thấp, xã Khun Há có 104 hộ dân với 630 nhân khẩu. Hiện tại, xã có 69 học sinh sẽ theo học tại trường THCS. Qua rà soát, vận động, đã có 10 gia đình chưa đồng ý cho con đi học với tổng cộng là 21 học sinh. Lý do được các gia đình đưa ra là khoảng cách từ nhà đến trường xa (khoảng 12km) nên không thể đi và trở về trong ngày. Cùng với đó, điều kiện kinh tế khó khăn, không thể đóng góp cho con ăn, ở tại trường.

Anh Chu A Su (SN 1986) trú tại bản Ma Seo Phìn thấp, chia sẻ: “Nhà tôi có 2 cháu đang học mầm non, 2 cháu tiểu học và 3 cháu THCS. Gia đình quá nghèo, lại đông con. Tôi dự định không cho các cháu theo học THCS. Nhưng sau khi được vận động, chúng tôi sẽ cho các cháu đi tiếp”.

Cũng như gia đình anh Chu, chị Chư Thị Sùng cũng dự định cho cháu Ma A Lâu (đang học lớp 9) nghỉ học. Gia đình chị có 4 người con, nhưng chỉ còn 3 người đang đi học.

Em Ma A Lâu, học sinh lớp 9, Trường THCS Khun Há, chia sẻ: “Bản thân em rất muốn đi học. Nhưng vì gia đình còn khó khăn nên em không biết còn được đi học hay không?".

Phải khẳng định, NTM đã mang lại sức sống mới, tạo môi trường thuận lợi cho người dân. Trong đó, có nhiều hộ nghèo, cận nghèo vươn lên khá giả, làm giàu… Các trường học đạt chuẩn quốc gia là môi trường thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và phát triển giáo dục theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, tại một số xã về đích NTM, kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một phần do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên người dân không đi làm ăn để kiếm thêm thu nhập. Do đó, việc tạo điều kiện cho con em đến trường là vấn đề nan giải.

Gỡ khó đưa học sinh đến trường

UBND xã Khun Há, huyện Tam Đường đã tổ chức vận động dưới hình thức làm mẫu ở bản Lao Chải 1 (xã thuận lợi nhất) với sự tham dự của tất cả các trưởng bản, Bí thư Chi bộ trong xã để rút kinh nghiệm. Bởi lẽ, 100% phụ huynh tại bản này đã nhất trí đóng góp, cho con em tiếp tục được học tập.

Sau đó, xã đã cùng trưởng bản, nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động đến các bản, phụ huynh để tiếp tục cho con em đến trường. Dù đã được tuyên truyền, nhưng là giai đoạn đầu khi mới chuyển giao từ xã khó khăn sang xã NTM nên một số gia đình chưa chuẩn bị tốt tâm thế cũng như các điều kiện để cho trẻ tham gia học tập.

Ông Phùng Lòng Cà, Chủ tịch UBND xã Thu Lũm, huyện Mường Tè cho biết: Cả xã có hơn 400 học sinh, trên 50% trong số đó ở xa trung tâm. Đối với các cháu ở xa, điều kiện kinh tế, đi lại khó khăn, lại không được ở bán trú nên việc huy động học sinh đến trường cũng gặp nhiều trở ngại. Xã cũng đã kiến nghị với huyện để có những chính sách đối với học sinh bán trú.

Lai_chau_them_kho_huy_dong_hs_3
Tỉnh Lai Châu đang nỗ lực để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp.

Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu cho biết: “Biết được những khó khăn trên, chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tích cực tuyên truyền tới phụ huynh, học sinh về những khó khăn trước mắt. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc thích nghi khi đi học không còn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước”.

Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu cũng phối hợp với các sở, ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ủy ban dân tộc về bất cập nảy sinh trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.

“Để kịp thời tham mưu chính sách hỗ trợ học sinh, đầu năm học mới, Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát những đối tượng gặp gặp khó khi chuyển từ khu vực II, III sang khu vực I. Từ đó, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với cấp trên một số chính sánh phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập”, ông Đinh Trung Tuấn cho biết thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại286,614
  • Tổng lượt truy cập51,642,573
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944