Miễn học phí có ý nghĩa quan trọng

Thứ ba - 29/01/2019 00:36 586 0

Miễn học phí có ý nghĩa quan trọng

GD&TĐ - Việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục nhằm tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực. Vấn đề miễn học phí đối với trẻ mầm non và THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GD mới. Đó là chia sẻ của một số Bí thư Đoàn khi góp ý về Luật Giáo dục sửa đổi.

Phân loại đối tượng học sinh được miễn học phí

Chị Ma Thị Mận, Bí thư huyện Đoàn Ba Bể (Bắc Kạn) cho biết: “Với tư cách là người có thời gian công tác trong ngành Giáo dục tại vùng sâu vùng xa (7 năm tại Phòng GD&ĐT), trực tiếp được làm việc với học sinh, giáo viên vùng dân tộc thiểu số, tôi cho rằng, việc miễn học phí đối với trẻ mầm non và THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đây là chủ trương nhân văn, đặc biệt là đối với HS miền núi bởi đời sống của đồng bào các dân tộc ở một số địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, điều kiện để người dân duy trì cuộc sống và trang cấp những điều kiện tối thiểu cho con đi học còn hạn chế. Tình trạng một số học sinh ở các bậc học cao hơn, khi không được miễn học phí, các em bỏ học giữa chừng là không ít. Do đó, chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đến trường, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, việc miễn học phí trong tương lai cần phân loại theo đối tượng học sinh để chính sách này thực sự đúng việc, đúng đối tượng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ, kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý giáo dục, tránh tình trạng không thu học phí nhưng thực tế lại thay bằng các khoản thu dưới hình thức “xã hội hóa” khác được áp dụng tại một số trường học.

Đồng thời, trong tương lại, Chính phủ có thể hỗ trợ học sinh, các cơ sở giáo dục dưới hình thức khác để nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh và giáo viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để giáo dục thực sự có sự tương tác chủ động giữa người học và người dạy, làm cho việc đi học của học sinh thực sự là mong muốn chứ không dừng lại ở việc vì nó miễn phí”.

Miễn học phí có ý nghĩa quan trọng - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Nâng chất đội ngũ giáo viên

Góp ý tại khoản 1 Điều 119 về chính sách nâng chuẩn trình độ được đào tạo đối với giáo viên mầm non, chị Ma Thị Mận cho rằng, cùng với xu thế phát triển chung, việc nâng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là điều cần thiết, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GD mới.

Anh Nguyễn Trung Đức, Bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng cho rằng: Về quy định nâng chuẩn giáo viên bậc mầm non (từ trung cấp lên cao đẳng sư phạm) và bậc tiểu học (đạt trình độ đại học) với lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2026, đó là việc làm cần thiết. Vì chất lượng GD-ĐT các cấp nâng lên cao thì phải nâng cấp đồng bộ đội ngũ giáo viên.

Đặc biệt là chất lượng giáo dục mầm non, bởi trường mầm non không chỉ là nơi giữ trẻ mà là một nơi để đào tạo các lứa tuổi mầm non. Vì thế, đội ngũ giáo viên cần được đào tạo và bồi dưỡng đúng với chuyên môn và sát thực tế để phát triển và hiểu được tư duy của trẻ.

Theo anh Đức, chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập tại cơ sở giáo dục dân lập là rất hợp lý. Để chính sách ưu việt này được triển khai khả thi, có hiệu quả, cần quy định rõ hơn về lộ trình thực hiện, triển khai theo từng vùng.

Phân vùng miễn học phí để khuyến khích các em vùng khó khăn chăm học, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho gia đình đồng thời xây dựng được uy tín của Nhà nước, ngành Giáo dục với nhân dân vùng cao, trong khi họ đang thiếu nhận thức đến các vấn đề phát triển của đất nước, đặc biệt là giáo dục.

Đặc biệt mức thu học phí tại các trường công lập và dân lập đang chênh lệch khá cao. Điều đó cho thấy rằng, chất lượng đào tạo giảng dạy công lập và dân lập đang khác nhau rõ rệt. Đó cũng là lý do cần nâng cấp chất lượng đội ngũ giáo viên đồng bộ; Lựa chọn giáo viên giảng dạy phù hợp với ngành học. 

Tác giả bài viết: Lê Đăng (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập829
  • Hôm nay30,172
  • Tháng hiện tại308,302
  • Tổng lượt truy cập51,664,261
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944