Mô hình 9+: Giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp

Thứ bảy - 13/07/2019 07:30 633 0

Mô hình 9+: Giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp

GD&TĐ - Cho phép học sinh (HS) tốt nghiệp THCS học liên thông theo mô hình 9+ được xem là giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong thời gian tới. Theo đó, các em có thể gia nhập thị trường lao động sớm hơn, trong khi cơ hội học lên cao đẳng, đại học vẫn rộng mở.

Cơ hội mới

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống.

Phần lớn các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%… chọn luồng GDNN chỉ là giải pháp của rất ít HS.

Việc đề xuất cho phép HS tốt nghiệp THCS được học nghề kết hợp học văn hóa, đủ điều kiện sẽ liên thông lên các trình độ cao hơn (mô hình 9+) và dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới.

 Nếu các em được định hướng tốt, theo học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS, xã hội sẽ có thêm nhiều người lao động có tay nghề tốt đã qua đào tạo. 
Thứ trưởng Lê Quân chia sẻ.

9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi HS tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Mô hình này đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương THCS ở Việt Nam rất thành công, đem lại giá trị về nguồn nhân lực đáp ứng nền kinh tế của đất nước.

Mô hình 9+ theo Luật GDNN và theo thông lệ quốc tế là học hết lớp 9, HS có quyền lựa chọn học nghề ngắn hạn trong thời gian sáu tháng đến một năm và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề. Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 16 - 18.

Lựa chọn khác là HS tham gia chương trình đào tạo 9+2, 9+3, 9+4, 9+5 để theo tám bậc của khung trình độ quốc gia. Sau hai năm, các em lấy bằng trung cấp và có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học...

Mô hình 9+: Giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Rộng mở nhiều lựa chọn nghề nghiệp

Hiện nay, mô hình 9+ đã được triển khai tại một số cơ sở GDNN và được xem là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng THPT tại Việt Nam. Theo ý kiến chuyên gia, mô hình này nếu được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam thì cần thay đổi một số quy định trong Luật Giáo dục, cho phép HS tốt nghiệp THCS học thẳng lên cao đẳng qua chương trình đào tạo được phê duyệt nhằm bảo đảm kiến thức văn hóa, chuyên môn và bằng tốt nghiệp cao đẳng được liên thông lên trình độ cao hơn.

Trao đổi về vấn đề phân luồng hướng nghiệp, chọn ngành nghề của giới trẻ hiện nay, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho rằng, học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp lớp 9 là một lựa chọn khả thi. Thay vì mất thêm 3 năm theo học THPT, học nghề ngay từ khi học xong lớp 9, HS hệ trung cấp sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Trong khi đó, cơ hội học lên cao đẳng và đại học vẫn còn rộng mở.

Thị trường lao động và doanh nghiệp hiện nay quan tâm nhiều hơn tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như thời kỳ trước đây. Học trung cấp là một trong những con đường ngắn, phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao đẳng và đại học sau này.

Quá trình học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục và Luật GDNN. Học nghề để trở thành kỹ thuật viên, lao động có tay nghề, có thu nhập tốt và ổn định. Người theo học nghề thường có việc làm ngay khi tốt nghiệp và được phép học tiếp lên cao đẳng, đại học nếu có nhu cầu.

Thực hiện chỉ tiêu phân luồng sau trung học theo Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7/3/2019, với nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh năm 2019.

Thông tư này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh có nhu cầu đăng ký vào học GDNN. HS tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên, các đối tượng này, trong quá trình học phải hoàn thiện chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ GD&ĐT. 

Tác giả bài viết: Anh Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,004
  • Hôm nay26,877
  • Tháng hiện tại305,007
  • Tổng lượt truy cập51,660,966
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944