Mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người học

Thứ tư - 30/05/2018 04:11 509 0
GD&TĐ - Đó là nhận định Nhận xét về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Đại biểu Hoàng Văn Cường – đoàn Hà Nội cho rằng, lần này, tinh thần lớn nhất là thay đổi phưởng thức quản lý các trường đại học tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người học.
Mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người học

Theo đại biểu, các trường đại học trước đây phụ thuộc vào các bộ chủ quản, quản lý trực tiếp, can thiệp trực tiếp vào các công vệc thì giờ chuyển sang một phương thức quản lý mới.

Bộ chủ quản đóng vai trò kiểm tra, giám sát, còn việc tự quyết các vấn đề nhân sự, tài chính…phải do các trường tự làm. Như vậy, tăng được tính tự chủ của các trường.

“Việc mở rộng tự chủ của trường phải đi kèm với cơ chế tự giám sát của bản thân các trường. Đó chính là phát huy vai trò của Hội đồng trường. Hội đồng trường phải có vai trò thay mặt cơ quan chủ quản trong việc giám sát, quyết định các hoạt động chính của các trường đại học” - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Cũng theo Đại biểu Hoàng Văn Cường, Hội đồng trường được quyết định trong việc chọn ai giữ vai trò hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng trường sẽ quyết định việc đó thay cho Bộ chủ quản trước đây.

“Tôi cho rằng, việc này rất tốt. Như vậy, nhân sự của trường phải được trường tự quyết định chứ không phụ thuộc vào quản lý cấp trên. Hội đồng trường là người giám sát hoạt động của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu, do đó Hội đồng trường phải có quyền quyết định nếu nhân sự chủ chốt làm tốt thì tiếp tục duy trì. Nếu làm không tốt, Hội đồng trường có quyền phế truất” - Đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Dự thảo cũng đề cập rất nhiều đến tự chủ của các trường công lập, Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, các trường công lập sẽ được tự chủ cả 3 điểm: tự chủ về tổ chức đào tạo, tự chủ tổ chức bộ máy nhân sự, tự chủ về ngân sách.

Cái được lớn nhất là các trường được cởi bỏ những ràng buộc mà trước đây cứ phải đến xin cơ quan quản lý được làm hay không được làm. Giờ đây, các trường được tự quyết hoạt động của mình miễn là nằm trong khuôn khổ quy định pháp luật.

“Như vậy, các trường sẽ chọn được những gì phù hợp nhất. Tổ chức con người ra sao? Sử dụng kinh phí hoạt động như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, đưa ra các lựa chọn cho xã hội để xã hội sẵn sàng đóng góp, trả chi phí đào tạo cho những sản phẩm mà nhà trường đào tạo ra.

Việc mở rộng tự chủ không chỉ mang lại lợi ích cho các trường công lập mà nó mở ra nhiều cơ hội lựa chọn tốt hơn cho người học” - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định.

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại289,161
  • Tổng lượt truy cập51,645,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944