Giáo viên thừa thiếu là trách nhiệm của địa phương

Thứ ba - 29/05/2018 23:56 603 0
GD&TĐ - Giải quyết đội ngũ giáo viên thừa thiếu hiện nay là trách nhiệm của các địa phương. Vậy các địa phương vào cuộc thế nào đây? Chúng ta nói giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng nếu thực sự quan tâm đến giáo dục, để các cháu có đủ trường lớp học, đủ sân chơi, các trường đủ cơ sở vật chất thì tình hình sẽ khác.
Giáo viên thừa thiếu là trách nhiệm của địa phương

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – nêu trăn trở khi phát biểu tại phiên họp của Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 và Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2020 chiều 29/5 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Cũng liên quan đến vấn đề đội ngũ giáo viên, nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ trăn khoăn trước chất lượng của hệ thống đào tạo sư phạm, trong đó có chất lượng đầu vào kém đi; chương trình đào tạo chậm đổi mới; cơ sở vật chất kĩ thuật dành cho các trường sư phạm còn nghèo nàn, lạc hậu.

Bên cạnh đó, hiện có cả trăm cơ sở đào tạo giáo viên, nguồn lực phân tán, Bộ GD&ĐT không thể với hết qua UBND các tỉnh, qua các trường sư phạm của tỉnh.

“Nên tôi đồng ý với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là quy hoạch lại mạng lưới, trong đó có mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm” – Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Giáo viên thừa thiếu là trách nhiệm của địa phương - Ảnh minh hoạ 2
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Ảnh: VTV

Liên quan đến tự chủ đại học, thể hiện sự hoan nghênh với chủ trương này, nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, đề án tự chủ phát huy năng lực các trường đại học, tính sáng kiến, sáng tạo của các trường đại học, để các trường phải đứng trên hai bàn chân của mình, với điều kiện trường đảm bảo đủ đội ngũ, đủ trình độ năng lực, đủ uy tín để thu hút học sinh.

Nguyên Phó Chủ tịch nước lưu ý: Tự chủ đại học không thể hiểu là tự chủ tài chính, thu chi để tận thu của học sinh và nguồn chính chỉ là học phí. Bởi nếu trường giảng dạy không uy tín nữa, tự chủ không đạt yêu cầu, học sinh không vào nữa thì làm thế nào?

“Phải thúc đẩy vấn đề nghiên cứu trong các trường đại học. Hiện chúng ta mới nặng về quy định nguồn thu chủ yếu từ học phí, nhưng riêng triển khai nghiên cứu mà các trường rất có khả năng làm thì không thấy” – nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho hay.

Cũng về tự chủ đại học, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan băn khoăn việc cho các trường tự thu chi và tự chủ tài chính, nhưng vẫn phải tuân thủ theo Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư công; cho phép hoạt động như doanh nghiệp nhưng khi mua sắm xây dựng phải làm tờ trình cho bộ chủ quản

“Tự chủ thế nào để trường đừng “chết” khi không tuyển sinh được; đồng thời có thông thoáng để trường tự chủ được trong xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và tuyển dụng giáo viên” – nguyên Phó Chủ tịch nước làm rõ thêm.

Tôi thấy không khí đổi mới, sáng tạo từ mầm non đến đại học

 

Phát biểu tại phiên họp, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao kết quả giáo dục đạt được trong thời gian qua:

Sự nghiệp giáo dục đào tạo nhìn chung có nhiều tiến bộ và chuyển biến tích cực; nhà nhà đi học, người người học tập, ai cũng quan tâm đến học tập; ngay đổi mới GD&ĐT, ai cũng trăn trở xem đổi mới như thế nào. Chúng ta cần nhìn theo hướng tích cực.

 

Tôi cũng nhất trí với báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về thành tích giáo dục đạt được trong những năm qua, không thể phủ nhận thành tích ấy. Tôi thấy từ mầm non đến đại học một không khí đổi mới, không khí sáng tạo, đó là không khí chung. Các trường ĐH cũng ý thức phải đổi mới chính bản thân mình. Những thành tích giáo dục là thành tích chung của toàn Đảng, toàn dân, của từng gia đình và từng con người.

 

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay2,446
  • Tháng hiện tại109,794
  • Tổng lượt truy cập49,699,690
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944