Muốn dạy trẻ tư duy phản biện, thay đổi không chỉ ở nhà trường

Thứ ba - 09/04/2019 04:29 432 0

Muốn dạy trẻ tư duy phản biện, thay đổi không chỉ ở nhà trường

GD&TĐ - Tư duy phản biện được nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đặc biệt quan tâm khi trao đổi về quyền trẻ em tại một hội thảo do Trường Olympia tổ chức sáng 9/4.

Một thực tế được chia sẻ là, vì nhiều lý do, giáo viên còn khá e ngại khi muốn phát triển tư duy phản biên cho học sinh. Cùng với đó, để làm được điều này, nếu chỉ nhà trường đơn độc thực hiện sẽ không thể thành công.

Cho học sinh cơ hội phản biện, giáo viên lo không dạy hết bài?

Là điều phối viên Viện Quyền trẻ em của ĐH Lund (Thụy Điển), GS. Per Wickenberg, TS Xã hội học về luật, dẫn quy định tại Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc: Trẻ em có quyền được nói ra ý kiến và lựa chọn của mình khi người lớn đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến trẻ.

Từ đó cho rằng, nếu những người giáo viên, nhà quản trị trường học quan tâm và đưa quan điểm này vào để cân nhắc, chắc chắn bộ quy tắc và môi trường lớp học, trường học sẽ thân thiện và thúc đẩy sự phát triển của trẻ hơn rất nhiều; giúp trẻ trở thành các công dân có trách nhiệm, trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai, biết đưa ra quyết định dựa trên minh chứng.

Cùng quan điểm, PGS. Mans Svensson – Giám đốc Viên Nghiên cứu môi trường và an ninh kinh tế (ĐH Lund, Thụy Điển), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Khoa học Thụy Điển – cũng khẳng định: Cần xây dựng cho trẻ tư duy phản biện để các em không bị áp đặt; làm sao để học sinh có khả năng tư duy, tiếp nhận thông tin và bày tỏ quan điểm của mình.

Nếu thúc đẩy học sinh suy nghĩ độc lập dựa trên tư duy phản biện, đó là cách tốt nhất để các em phát triển, có tư duy sáng tạo, đổi mới…

Không phủ nhận vai trò quan trọng của việc xây dựng cho trẻ tư duy phản biện, nhưng không ít cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên Việt Nam bày tỏ lo ngại vì những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện điều này.

Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) nêu tình huống: Thực tế có giáo viên cho rằng, khi họ cho học sinh có cơ hội phản biện thì giáo viên sẽ không dạy được hết bài trong giờ; bởi vậy dù muốn tạo điều kiên cho học sinh phát biểu, phản hiện nhưng họ cũng phải dạy hết nội dung theo quy định. Giải pháp cho điều này là gì?

Trước câu hỏi này, bà Bùi Thị Minh Nga – Phó trưởng phòng Giáo dục phổ thông (sở GD&ĐT Hà Nội) – cho rằng: Câu chuyện khi đứng lớp, thầy cô phải hoàn thành số bài trong SGK, nếu không hoàn thành sẽ bị hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn đánh giá là “cháy” giáo án chỉ là trước đây.

Nhưng hiện nay, Bộ GD&ĐT đã thay đổi nhiều. Đổi mới phương pháp dạy học đang là yêu cầu cấp thiết. Khối kiến thức trong SGK, trong một đơn vị bài học không phải hoàn thành dạy toàn bộ ở trên lớp mà cần chia có phần dành cho học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp, phần trên lớp, phần bài tập về nhà…

Trên lớp, người thầy đóng vai trò định hướng, khai thác kiến thức mới, “kéo” học sinh lại nếu các em “chệnh đường”. Để thực hiện được điều đó, thầy cô cần có hệ thống câu hỏi thông minh để phát vấn học sinh; ngoài ra, cũng cần một người hiệu trưởng xuất sắc…

Một đại biểu trong ngành Giáo dục nêu thực tế: Trẻ em Việt Nam quen lắng nghe giáo viên nói và khá thụ động, nếu chúng ta ngay lập tức yêu cầu các em phải nói, phải phản biện trong giờ học, như vậy sẽ tạo áp lực cho học sinh và cho cả giáo viên?

Với băn khoăn này, theo PGS. Mans Svensson, điều quan trọng là làm sao thuyết phục để lôi cuốn học sinh; các em bị thuyết phục về điều đó chứ không phải là bắt buộc.

Học sinh cần có quyền được tham gia

Nói về quyền trẻ em, GS. Per Wickenberg bày tỏ sự thú vị khi biết Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Như vậy, về mặt pháp lý liên quan đến vấn đề này, Việt Nam đã đi khá xa so với các nước trên thế giới.

Nhận định Việt Nam là nước có nhận thức tốt về thực hiện quyền trẻ em, bà Bùi Thanh Xuân – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam – cũng dẫn một số báo cáo quốc tế về thực hiện quyền trẻ em với khuyến cáo: Nhóm quyền trẻ em mà Việt Nam yếu nhất là quyền được được tham gia.

Bà Lê Bình – đại diện UNESCO Việt Nam – đề cập đến góc độ khác và cho rằng: Văn hóa Việt Nam, ngay cả trong gia đình, trẻ em thường không phải là người luôn được nói lên tiếng nói. Do đó, lấy trẻ làm trung tâm thì sự thay đổi phải ở cả 3 trụ cột: gia đình, nhà trường, cộng đồng. Bên cạnh đó, giáo viên, nhà trường cũng đóng vai trò nòng cốt.

Khẳng định thực hiện quyền trẻ em là nền tảng thực hiện nền giáo dục chất lượng cao, cũng theo GS. Per Wickenberg, giáo viên cần có tâm thế cởi mở, khuyến khích sự tò mò và nhu cầu tiếp cận kiến thức của học sinh.

“Tăng cường sự tham gia của học sinh trong môi trường trường học là cách thức phù hợp nhất. Đây là điều chúng tôi đúc rút được trong nghiên cứu hơn 20 năm qua” - GS. Per Wickenberg khẳng định.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập340
  • Hôm nay24,695
  • Tháng hiện tại302,825
  • Tổng lượt truy cập51,658,784
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944