Ngành nào tăng quy mô, được mở nhiều giai đoạn 2022-2024?

Thứ sáu - 09/08/2024 08:42 15 0
GD&TĐ - Thông tin về quy mô đào tạo đại học, mở ngành đào tạo được thông tin tại Hội nghị đại học năm 2024 sáng 9/9.
Ngành nào tăng quy mô, được mở nhiều giai đoạn 2022-2024?

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, quy mô đào tạo đại học chính quy có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023. Trong đó phải nói đến sự tăng đáng kể của lĩnh vực Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y (khối ngành này tăng 62.060 sinh viên với tỷ lệ 10,59% so với năm 2023).

Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững, phát triển các ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

ScreenHunter_151 Aug. 09 09.07.jpg
Quy mô đào tạo đại học chính quy.

Quy mô đào tạo thạc sĩ có xu hướng tăng đều trở lại ở tất cả các khối ngành so với năm 2023, trong đó phải nói đến sự tăng mạnh nhất của khối ngành đào tạo giáo viên (tăng 3.353 học viên tương ứng tăng 34,79% so với năm 2023), khối ngành Kinh doanh và quản lý, Pháp luật (tăng 3.205 học viên với tỷ lệ tăng 10,48% so với năm 2023),…

Khối ngành Nghệ thuật cũng có sự chuyển biến do có sự quan tâm của Bộ chủ quản, quy mô đào tạo thạc sĩ đã tăng tỷ lệ 39,12% nhưng số lượng tăng chỉ 178 học viên cao học.

ScreenHunter_152 Aug. 09 09.08.jpg
Quy mô đào tạo thạc sĩ.

Quy mô đào tạo tiến sĩ bắt đầu tăng mạnh ở tất cả các khối ngành so với năm 2023. Trong đó phải nói đến sự tăng mạnh nhất của khối ngành Toán và Thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng,… tăng 637 nghiên cứu sinh với tỷ lệ tăng 33,32% so với năm 2023.

Khối ngành Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên tăng 390 nghiên cứu sinh với tỷ lệ tăng 57,52%, Khối ngành đào tạo giáo viên tăng 350 nghiên cứu sinh với tỷ lệ tăng 51,32%,...

ScreenHunter_154 Aug. 09 09.09.jpg
Quy mô đào tạo tiến sĩ.

Về tình hình mở ngành đào tạo trong giai đoạn 2022-2024: Tự chủ trong chuyên môn, học thuật tiếp tục được đẩy mạnh, số lượng ngành đào tạo được mở mới tiếp tục tăng trong năm vừa qua, đặc biệt là các ngành do các cơ sở đào tạo thực hiện quyền tự chủ triển khai.

Các cơ sở đào tạo đã quan tâm sâu hơn việc mở ngành để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước và của từng địa phương, số lượng ngành đào tạo quan tâm mở nhiều trong năm 2024 gồm có: Du lịch, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Trí tuệ nhân tạo,...

ScreenHunter_155 Aug. 09 09.10.jpg
Tình hình mở ngành đào tạo trong giai đoạn 2022-2024

Bên cạnh chuyển biến như trên, điều còn hạn chế là quy mô đào tạo trình độ đại học tăng nhưng tập trung ở các ngành, lĩnh vực có khả năng xã hội hóa cao như khối ngành kinh tế, tài chính hoặc khối ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn; trong khi các nhóm ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật, nông nghiệp... chưa có sức hút đối với người học.

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1386 | lượt tải:301

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1121 | lượt tải:286

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2384 | lượt tải:379

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2905 | lượt tải:476

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2227 | lượt tải:322
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay17,686
  • Tháng hiện tại332,328
  • Tổng lượt truy cập50,390,133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944