Phân luồng sau THCS: Còn nhiều rào cản

Chủ nhật - 25/07/2021 04:11 623 0
GD&TĐ - Cùng với những thay đổi về nhận thức của phụ huynh, học sinh, sự nỗ lực của nhà trường, công tác phân luồng học sinh sau THCS đã đạt một số kết quả nhất định.
Phân luồng sau THCS: Còn nhiều rào cản

Tuy nhiên, hoạt động trên diễn ra không đồng đều giữa các trường, địa phương do còn nhiều khó khăn, thử thách.

Khó khăn đến với nghề

Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, nhận thức chung của xã hội có chuyển biến nhưng chưa sâu sắc và đồng đều, một bộ phận phụ huynh và học sinh chưa hiểu rõ về công tác hướng nghiệp, phân luồng. Những năm qua, công tác tuyên truyền được thực hiện đa dạng hình thức, chú trọng nội dung, đối tượng phù hợp nhưng lại không liên tục và mở rộng, nên công tác hướng nghiệp chưa đạt hiệu quả cao.

Cô Trần Thị Bé Sáu, Hiệu trưởng Trường THCS Trà An, quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) chia sẻ: Hằng năm, nhà trường đều thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh với 9 tiết học cùng các chủ đề khác nhau. Ngoài tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, nhà trường còn chủ động tư vấn định hướng nghề cho phụ huynh thông qua các buổi họp. Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tổ chức hướng nghiệp cho học sinh lớp 9.

Tuy nhiên, theo cô Sáu, kết quả báo cáo hằng năm, trường chỉ có vài học sinh đăng ký học tại Trung tâm GDTX hay cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một phần do thiếu sự hợp tác từ phụ huynh, bản thân học sinh mong muốn học nghề nhưng lại bị gia đình ép đi thi tuyển sinh vào lớp 10. Gia đình kỳ vọng vào các em phải bằng mọi giá vào học THPT…

“Có những em phải thi lại nhưng phụ huynh vẫn mong muốn con tiếp tục học lên THPT. Phụ huynh cũng có tâm lý so sánh việc đi học các ngành nghề có được việc làm sau tốt nghiệp và đi làm công ăn lương. Chính vì vậy, hằng năm sau khi học sinh có kết quả trượt kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhiều em chọn con đường vào khu công nghiệp làm công nhân; có em theo cha mẹ đến TPHCM, Bình Dương… để đi làm”, cô Sáu lý giải.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa có sức hút học sinh vào học do cơ sở vật chất hạn chế. Đặc biệt là một số đơn vị ở khu vực vùng ven thành phố, chương trình đào tạo thiếu đổi mới, chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và thị trường lao động, đào tạo chưa gắn với các cơ sở sản xuất tạo việc làm sau khi tốt nghiệp; chưa có cơ chế ưu đãi cho người lao động sau khi học trung cấp.

Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) là một trong số các trường nằm ở vùng ven thành phố nhiều năm qua gặp không ít khó khăn trong phân luồng học sinh sau lớp 9. Khó nhất là thiếu cơ sở đào tạo nghề tại địa phương. Đa số các cơ sở nghề chỉ tập trung ở khu vực trung tâm, học sinh tại trường muốn tìm lối rẽ khác phải không có chỗ đi học, hoặc phải đi xa. Do đó, các em không còn lựa chọn nào khác là tiếp tục học lên hoặc nghỉ đi làm công.

Thầy Nguyễn Văn Lộc - Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh cho biết: Hằng năm, nhà trường đều phân công giáo viên làm công tác phân luồng, hướng nghiệp, thành lập Tổ tư vấn nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong các buổi họp phụ huynh và tư vấn hướng nghiệp cho các em, nhà trường luôn đối mặt với các câu hỏi: Em muốn đi học nghề thì học ở đâu? Khi tốt nghiệp ra trường có chứng nhận nghề liệu có được xã hội, doanh nghiệp chấp nhận không? Học nghề đi làm có thu nhập tốt, liệu có đủ sống?...

Phân luồng sau THCS: Còn nhiều rào cản - Ảnh minh hoạ 2
Trường THCS An Khánh, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tổ chức định hướng nghề cho HS lớp 9. Ảnh: TG

Mù mờ trong định hướng đầu ra

Theo ông Huỳnh Minh Thảo - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thới Lai, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ): Để thu hút thí sinh, nhà trường thường xuyên bố trí giáo viên trực tiếp tư vấn, thu nhận hồ sơ và hướng dẫn học sinh làm thủ tục nhập học; tăng cường hình thức tư vấn tuyển sinh trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, đăng tải thông tin tuyển sinh qua Facebook, Zalo của trường. Giữa tháng 6, nhà trường phối hợp các Phòng GD&ĐT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận, huyện tổ chức tư vấn tuyển sinh.

Qua đó, rà soát số học sinh không dự  tuyển lớp 10 phổ thông, học sinh tốt nghiệp THCS các năm qua… vận động đăng ký học nghề trung cấp. Ðối với nhà trường, quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, song song nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy nghề, góp phần cung ứng nguồn lao động qua đào tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Theo đại diện Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, bên cạnh bậc cao đẳng, trường xét điểm tổng kết học bạ cuối năm lớp 9 cho các ngành nghề trung cấp. Thời gian học cao đẳng hoặc trung cấp là 3 năm. Trong đó học sinh học trung cấp vừa học văn hóa THPT, vừa học chuyên môn. Trường cũng áp dụng phân luồng nghề đào tạo kép theo tiêu chuẩn Nhật Bản, với mô hình KOSEN (mô hình 9+), cho phép người học tốt nghiệp có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học.

Chương trình đào tạo được xây dựng kết hợp giữa hai phần văn hóa và chuyên môn; với phần chuyên môn tăng dần theo từng năm. Do vậy, học sinh không trúng tuyển lớp 10 THPT công lập vẫn có nhiều hướng để đi đến thành công, nếu như có sự lựa chọn phù hợp năng lực, điều kiện gia đình.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các giáo viên, phần lớn trường đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp ở TP Cần Thơ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về quy mô và chất lượng, chưa đa dạng các ngành nghề phù hợp với địa phương và nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, các ngành nghề hiện có của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thu hút học sinh phổ thông. Cơ chế tuyển dụng, sử dụng người học sau khi học nghề thiếu linh hoạt khiến học viên gặp khó khăn sau đào tạo.

Theo thầy Trương Thế Bảo - Hiệu trưởng Trường THCS An Khánh, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ), chương trình hướng nghiệp cho học sinh hiện nay quá cũ, thiếu tính cập nhật. Các trường đào tạo nghề lại không có nhiều ngành nghề để học sinh lựa chọn. Công tác định hướng tương lai cho học sinh không rõ ràng, cứ theo lối mòn từ trước đến nay là học xong trung cấp rồi liên thông cao đẳng, đại học; thiếu sự cam kết từ các trường sau khi tốt nghiệp dẫn đến việc phụ huynh và học sinh chưa mặn mà.

“Định hướng là tốt nhưng chưa định hướng được kết quả cuối cùng. Mặc dù hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đều có những hỗ trợ học phí (100% đối với công lập, 80% đối với tư thục) trong chương trình đào tạo 9+. Tuy nhiên, các ngành nghề đào tạo không nhiều, chưa phù hợp, rất khó xin việc, dẫn đến khó khăn trong việc phân luồng”, thầy Bảo cho biết thêm.

“Địa bàn trường nằm gần khu công nghiệp, nhưng công tác phân luồng những năm qua không đạt hiệu quả cao. Đa số học sinh đều hiểu được năng lực và có nguyện vọng học nghề sau khi được thầy cô tư vấn, phân tích tại trường. Nhưng về phía gia đình lại không đồng thuận”. - Cô Trần Thị Bé Sáu - Hiệu trưởng Trường THCS Trà An, quận Bình Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại290,206
  • Tổng lượt truy cập51,646,165
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944