Phát huy tính sáng tạo của học sinh qua chương trình giáo dục di sản

Thứ tư - 19/09/2018 07:12 501 0
GD&TĐ - Thay vì tổ chức một cách tự phát ở các địa điểm khác nhau, chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Cổ Loa đang được mong chờ sẽ đem lại những giá trị thiết thực và hiệu quả cho các bài giảng lịch sử, văn học.
Phát huy tính sáng tạo của học sinh qua chương trình giáo dục di sản

Trước khi triển khai chương trình hợp tác với Sở GD&ĐT, hơn 2 năm nay, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện các chương trình trải nghiệm “Em làm nhà khảo cổ”, “Em tìm hiểu di sản” đến du khách và các trường học theo nhu cầu.

"Quá khứ lịch sử được tái hiện qua những hiện vật bình dị của cha ông xưa, giúp các em HS có những trải nghiệm thú vị, bổ ích, khơi gợi sự sáng tạo thông qua các hoạt động mang tính trải nghiệm thực địa, trò chơi vận động và tương tác” - ông Trần Việt Anh - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chia sẻ.

Còn cô Trần Thị Sơn Ca- Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết: Việc dạy và học môn lịch sử ở trường đôi khi còn hạn chế vì các em chỉ nghe là chính và tiếp thu một cách thụ động.

Còn tham gia chương trình này, các em được chủ động, vừa học vừa chơi, được trải nghiệm thực tế. Như vậy dễ dàng tạo ra hứng thú học tập cũng như phát huy sự sáng tạo của HS. Kiến thức lịch sử được các em vì thế cũng được ghi nhớ và khắc sâu hơn.

Phát huy tính sáng tạo của học sinh qua chương trình giáo dục di sản - Ảnh minh hoạ 2
Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa trong các trường học thuộc ngành GD-ĐT Hà Nội

Không còn triển khai mang tính đơn lẻ, vào chiều 19/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa trong các trường học thuộc ngành GD-ĐT Hà Nội.

Ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Các em HS khi tham gia chương trình Giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và Khu di tích Cổ Loa không chỉ tham quan, cảm nhận mà còn viết bài thu hoạch sau các buổi học để thêm yêu, thêm hiểu về di sản. Chúng tôi hy vọng chương trình hợp tác mới này sẽ làm cho các tiết học về lịch sử, di sản Thăng Long – Hà Nội thêm hấp dẫn.

Trước mắt sẽ có 4 chương trình tham quan, học tập ngoại khóa tại Hoàng thành Thăng Long được chú trọng trong đó có: “Em tìm hiểu về di sản Hoàng thành Thăng Long”, “Em làm nhà khảo cổ”, Dâng hương, tham quan và chụp ảnh kỷ yếu đối với học sinh cuối cấp; tham quan học tập dã ngoại tại khu di tích Cổ Loa.

Phát huy tính sáng tạo của học sinh qua chương trình giáo dục di sản - Ảnh minh hoạ 3
Học sinh Hà Nội hứng thú với những trải nghiệm tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, đây là bước khởi đầu để ngành giáo dục Thủ đô hướng các trường vào các chương trình ngoại khóa dành cho giáo dục di sản. Trong chương trình giáo dục tại các trường có các tiết học ngoại khóa để HS tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên.

Nên nếu sau chương trình này, hiệu quả giáo dục được đánh giá tốt, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiến hành hợp tác sâu rộng hơn nữa với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và các đơn vị bảo tồn phát huy giá trị di sản khác của Thủ đô.

Sau Lễ ký kết, chương trình Vui Tết Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long năm 2018 cũng đã được khai mạc với nhiều hoạt động bổ ích, hướng tới mục tiêu giáo dục truyền thống cho các em học sinh.

Tại đây, các em được trải nghiệm không gian trưng bày, trang trí Trung thu truyền thống với chủ đề “Giấy hồng Vui Têt Trung thu”, tham gia các hoạt động tương tác, các trò chơi dân gian như tô mặt nạ, thả diều, nặn tò hè, xem biểu diễn múa rối nước, giao lưu cùng các nhà sử học và các nghệ nhân

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,194
  • Tổng lượt truy cập51,643,153
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944