Tham vấn chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

Thứ ba - 11/06/2024 03:18 5 0
GD&TĐ - Hội thảo khoa học “Tham vấn quy định về chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong dự thảo Luật Nhà giáo” diễn ra sáng 11/6.
Tham vấn chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông

Hội thảo do Học viện Quản lý giáo dục phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức.

Cần xây dựng quy định Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục gợi mở, Hội thảo tập trung thảo luận các quy định về chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (mầm non, phổ thông và đại học). Đây là nội dung quan trọng cần được thể chế hóa vào Luật Nhà giáo.

Hiện, tổng số cán bộ quản lý giáo dục có hơn 154.200 người. Đội ngũ này hầu hết từ giáo viên chuyển sang làm công tác quản lý nên kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản trị trường học còn hạn chế.

Vì thế, PGS.TS Phạm Văn Thuần đề nghị Hội thảo tập trung thảo luận, tham vấn chuyên gia về quy định chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục; công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục và chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong Dự thảo Luật Nhà giáo.

PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục phát biểu khai mạc hội thảo.

Đề cập đến Chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo, PGS.TS Trần Hữu Hoan - Phó Giám đốc, Học viện Quản lý giáo dục nhấn mạnh, cần coi trọng nâng cao đạo đức và năng lực nghề nghiệp của nhà giáo là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục.

Để hiện thực hóa chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cần thiết xây dựng quy định Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Trên cơ sở tổng quan về những yêu cầu mới về lãnh đạo, quản trị người đứng đầu cơ sở giáo dục; các mô hình tích hợp tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục ở nước ngoài, PGS.TS Trần Hữu Hoan đã chia sẻ cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để đề xuất khung lãnh đạo, quản trị người đứng đầu cơ sở giáo dục cho cấp học phổ thông và các cơ sở giáo dục đại học.

Khung tiêu chuẩn chung dành cho người đứng đầu cơ sở giáo dục có 6 lĩnh vực, với 24-26 tiêu chí và tùy thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao để tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành và hướng dẫn sử dụng chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

PGS.TS Trần Hữu Hoan tham luận tại hội thảo.

PGS.TS Trần Hữu Hoan tham luận tại hội thảo.

Cần thay đổi về chính sách quản lý nhà giáo

Tham luận tại hội thảo, ông Đinh Văn Khâm – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình nhìn nhận, Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải căn cứ vào cơ cấu, số lượng cán bộ quản lý phù hợp với quy mô, đặc điểm của cơ sở giáo dục, bảo đảm phù hợp với đặc thù ngành giáo dục.

Dự thảo Luật đưa ra Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục và quy định là căn cứ để các cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền xem xét, quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, công nhận, không công nhận chức vụ người đứng đầu cơ sở giáo dục đối với nhà giáo là phù hợp.

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa đề cập đến cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục, chưa có quy định Chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Do đó, ông Đinh Văn Khâm đề xuất, cần có quy định Chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục và gắn với công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp phó.

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi tại hội thảo

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi tại hội thảo

Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), khái niệm về nhà giáo, cán bộ quản lý cần được thể hiện tỏ tường trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Có thực trạng là, nhiều giáo viên không muốn lên phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT vì bị mất phụ cấp đứng lớp. Vì thế, nếu không thay đổi chính sách sẽ rất khó khi đề bạt giáo viên lên làm việc ở các đơn vị này.

“Chúng ta không thể quản lý nhà giáo như những viên chức vì sản phẩm của nhà giáo là con người và nhân cách. Đây cũng là vấn đề cần đặt ra trong dự thảo Luật Nhà giáo” - GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi.

Từ thực tiễn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục cho rằng, đã đến lúc phải “trả lại tên”. Nghĩa là, thay đổi về chính sách quản lý nhà giáo. Theo đó, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT phải có thẩm quyền tuyển dụng, điều động giáo viên trên trong địa phương của mình. Giám đốc sở GD&ĐT phải có quyền cao nhất về lĩnh giáo dục ở địa phương.

Xây dựng Luật Nhà giáo cần tiếp cận theo hướng kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo để nhà giáo phát triển và đổi mới, sáng tạo, GS.TS Phạm Hồng Quang – Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên đặt vấn đề.

Trên cơ sở đó, xây dựng Luật Nhà giáo có thể áp dụng quy trình 3 bước: cơ sở khoa học phải chắc chắn, lựa chọn của nhà quản lý, viết luật. Với 3 bước này, các nhà quản lý, nhà khoa, nhà viết luật cùng ngồi thảo luận với nhau.

Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phát biểu tại hội thảo.

Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phát biểu tại hội thảo.

Nhấn mạnh vai trò của nhà giáo, ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh, Bộ đã kiên trì xây dựng Luật Nhà giáo suốt 20 năm qua.

Quan điểm xuyên suốt của Bộ GD&ĐT là, xây dựng luật riêng cho đội ngũ nhà giáo nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo. Xây dựng Luật Nhà giáo không nhằm mục đích quản lý chặt chẽ hơn, mà để kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo.

“Vì vậy, nghiên cứu, đề xuất và xây dựng Luật Nhà giáo phải trả lời câu hỏi: khi có Luật Nhà giáo thì nhà giáo sẽ được gì và có cơ hội để phát triển nghề nghiệp như thế nào?” - ông Đặng Văn Bình nêu vấn đề.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1351 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1049 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại50,682
  • Tổng lượt truy cập49,756,447
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944