Thi vào lớp 10 tại Thái Bình: Đề Ngữ văn có tính giáo dục cao

Chủ nhật - 26/07/2020 04:13 275 0
GD&TĐ - Trong buổi sáng nay (26/7), thí sinh Thái Bình trải qua 2 môn thi Ngữ văn và Giáo dục công dân.
Thi vào lớp 10 tại Thái Bình: Đề Ngữ văn có tính giáo dục cao

Nhận định về đề thi Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Trường, Thái Thụy,  Thái Bình cho biết: Đề có cấu trúc quen thuộc gồm 2 phần: Phần I - Đọc hiểu (4,0 điểm), Phần II - Làm văn (6,0 điểm). Nội dung bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, thực hiện Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 và Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020 theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ GD&ĐT.

Phần Đọc hiểu gồm 5 câu hỏi về ngữ liệu được trích từ dẫn văn bản "Bàn luận về phép học" của tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học kì II. Tác phẩm văn học trung đại nhưng bàn về vấn đề quen thuộc, mang tính thời sự; giáo dục học sinh tinh thần tự học, mục đích học chân chính, học để làm người, học để xây dựng quê hương đất nước.

Các câu hỏi đọc hiểu cơ bản, kiểm tra kiến thức về phương thức biểu đạt, phép liên kết... Đặc biệt, các câu 2, câu 4, câu 5, mang tính giáo dục cao, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức chắc về tác phẩm (giải nghĩa từ, cụm từ) có hiểu biết về thực tế, có quan điểm riêng về vấn đề xã hội gần gũi với các em đó là mục đích của việc học.

Phần Làm văn yêu cầu viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lối sống giản dị. Đây là một vấn đề không mới, dễ viết, dễ liên hệ. Học sinh cần đi theo các thao tác nghị luận giải thích và chứng minh vì sao "sự cần thiết của lối sống giản dị", đồng thời liên hệ và đưa dẫn chứng thuyết phục.

Phần Nghị luận văn học yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa... Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!". Ngữ liệu thuộc một trong những tác phẩm trọng tâm của chương trình Ngữ văn 9 - Kì I. Chắc chắn, các nhà trường đều đã chú trọng ôn tập cho học sinh, vì năm nay, những nội dung ở kì 1 được các thầy cô ôn kĩ hơn (kì II nội dung đã tinh giản nhiều vì nghỉ chống dịch Covid-19).

"Đề thi Văn năm nay cơ bản và vừa sức với học sinh, kiểm tra toàn diện kiến thức từ tác phẩm văn học trung đại đến tác phẩm văn học hiện đại; nghị luận văn học và nghị luận xã hội đều là những vấn đề gần gũi và mang tính giáo dục, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Với đề này, học sinh đã ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô trên lớp sẽ làm được phổ điểm từ 6,5 -7,5" – cô  Hương cho hay.

Đề thi môn Ngữ văn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tại Thái Bình sáng nay được các giáo viên đánh giá có tính giáo dục cao.

Thi vào lớp 10 tại Thái Bình: Đề Ngữ văn có tính giáo dục cao - Ảnh minh hoạ 2

Cô Nguyễn Thị Lanh, giáo viên Trường TH&THCS Thái Hưng huyện Thái Thụy (Thái Bình) cho biết: Đề thi Ngữ văn năm nay vừa sức với học sinh, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, với các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đề có cấu trúc đề gồm 3 phần, đúng theo mẫu cấu trúc đề đã định hướng của sở GD&ĐT.

Phần đọc hiểu gồm 5 câu hỏi nhỏ, được chia ra theo 3 cấp độ. Câu 1, 2, 3 là câu hỏi dạng nhận biết và thông hiểu; câu 5 vận dụng vào thực tế, yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình.

Phần làm văn gồm 2 câu. Câu 1 yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội; nội dung gắn liền với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là trong tình hình hiện nay nhiều người không còn giữ được đức tính giản dị. Câu hỏi này là một trong những nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Câu nghị luận văn học trích từ tác phẩm Bếp lửa trong sách giáo khoa. Đây là một bài thơ hay, đoạn thơ trong đề là một trong những đoạn hay nhất trong bài thơ.

"Có thể nói, nghị luận văn học là một câu hỏi hay, có tích hợp giữa môn Văn với môn Giáo dục công dân, Lịch sử. Qua đó cho thấy việc đề cao giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm cho học sinh" – cô Nguyễn Thị Lanh nhận xét.

Ông Phan Văn Đức, Trưởng phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, sở GD&ĐT Thái Bình cho biết, trong buổi thi sáng nay có 1 thí sinh vi phạm quy chế thi và 131 thí sinh vắng mặt. Số thí sinh vắng là do đã thi đỗ vào trường chuyên và bỏ thi.

Ngoài ra, cũng trong buổi thi sáng có 17 cán bộ coi thi vắng mặt do ốm và nhà có việc đột xuất; tuy nhiên, do điều dư cán bộ coi thi nên không ảnh hưởng đến công tác coi thi.  


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập764
  • Hôm nay28,609
  • Tháng hiện tại306,739
  • Tổng lượt truy cập51,662,698
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944