Triển khai Chương trình mới ở lớp 2: Những tín hiệu vui trong thách thức

Thứ sáu - 31/12/2021 23:03 640 0
GD&TĐ - Năm đầu triển khai CT GDPT mới ở lớp 2 đã ghi nhận những tín hiệu khả quan khi các nhà trường, giáo viên đều chủ động, tự tin trong quản lý và dạy học.
Triển khai Chương trình mới ở lớp 2: Những tín hiệu vui trong thách thức

Kết quả học tập sau gần 1 học kỳ của học sinh cũng giúp phụ huynh thêm hiểu, tin tưởng vào nhà trường, thầy cô và những đổi mới giáo dục. 

Chủ động, thích nghi hiệu quả

Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc dạy học ở nhiều địa phương phải chuyển sang trực tuyến. Có địa phương liên tiếp đổi trạng thái dạy học, hoặc kết hợp cả 2 hình thức để phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, dù năm đầu triển khai CT GDPT mới ở lớp 2, song giáo viên, nhà trường chủ động thích nghi và có kết quả ban đầu khả quan.

Cô Vũ Thị Phượng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng) - chia sẻ: Trường đã chuyển sang dạy học trực tuyến vì tình hình dịch trên địa bàn chuyển biến xấu. Song cơ bản việc triển khai lớp 2 theo CT GDPT 2018 ở năm đầu tiên vẫn thuận lợi, chất lượng, tiến độ dạy học không ảnh hưởng. Gần kết thúc học kỳ I, học sinh khối 2 đọc viết tốt, làm toán nhanh, có thể thích nghi với chuyển đổi hình thức học tập.

Cũng theo cô Phượng, có được kết quả ban đầu khả quan bởi giáo viên dạy lớp 2 được tiếp cận với CT GDPT 2018 từ năm trước (cùng tập huấn với giáo viên lớp 1) với tinh thần thay đổi khung chương trình, phương pháp giảng dạy… Do đó, khi bước vào thực tiễn dạy học, giáo viên không còn bỡ ngỡ mà sẵn sàng tâm thế bước vào đổi mới.

Mặt khác, cũng theo cô Phượng, triển khai CT, SGK mới trong bối cảnh dịch bệnh nên ngành Giáo dục trao quyền tự chủ cho các nhà trường lớn hơn, từ việc dạy học tới kiểm tra đánh giá… Điều đó giúp các trường phát huy tính chủ động, từ việc tăng thời gian “vàng” dạy học trực tiếp 9 buổi/tuần lên 10 - 11 buổi/tuần. Sự điều chỉnh hợp lý tạo cơ hội cho dạy học trực tiếp hoàn thành đúng kế hoạch, yêu cầu…

“Dạy học khối 2 trực tuyến từ đầu năm học, chất lượng hiệu quả có thể chưa bằng trực tiếp nhưng cơ bản học sinh tiếp thu được bài học, phụ huynh hiểu và chia sẻ với giáo viên… từ đó có sự hỗ trợ tích cực để mang lại hiệu quả cao nhất khi triển khai CT GDPT mới ở lớp 2...”, cô Vân bày tỏ.

Trực tiếp dạy học và làm tổ trưởng khối 2, cô Đặng Thị Vân, Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: Nội dung, khung CT cơ bản tương tự như bộ SGK cũ nên giáo viên thuận lợi trong tiếp cận, giảng dạy. Mặt khác, cấu trúc bài học trong SGK mới có sự logic, đặc biệt ở môn Toán, Tiếng Việt nên phát triển được năng lực của học sinh…

Thời gian đầu bước vào triển khai CT GDPT khối 2, đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng, Bắc Giang) gặp khó khăn nhỏ trong việc tiếp cận CT, phương pháp dạy học mới dù đã được tập huấn. Tuy nhiên, theo cô Phạm Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trí Yên, tới nay, dù chưa tiến hành kiểm tra đánh giá cuối kỳ, song qua nắm bắt, theo sát của nhà trường và giáo viên cho thấy, chất lượng được bảo đảm, học sinh tiếp thu nhanh, chủ động với học tập. Những lo lắng như năm đầu tiên triển khai CT, SGK mới ở lớp 1 đã cơ bản được loại bỏ trong tâm lý giáo viên.

Anh Kiều Công Thược, có con học lớp 2 Trường Tiểu học Trung Thành (Gia Lâm, Hà Nội) trao đổi: Bước vào lớp 2 theo CT, SGK mới và học trực tuyến từ đầu năm học, việc học dù chưa đạt hiệu quả như trực tiếp nhưng vẫn nhận thấy con hứng thú với học tập. Giáo viên nỗ lực đổi mới phương pháp dạy, có sự tương tác nhiều với học sinh.

Triển khai Chương trình mới ở lớp 2: Những tín hiệu vui trong thách thức - Ảnh minh hoạ 2
Giáo viên Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng, Bắc Giang) thường xuyên trao đổi chuyên môn để triển khai CT GDPT mới đạt hiệu quả tốt nhất. Ảnh: NTCC

Kinh nghiệm triển khai lớp 3 đạt hiệu quả

Cô Nguyễn Thị Kim Ngọc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội) - khẳng định, việc dạy học theo hình thức trực tuyến cơ bản ổn định. Song nếu học sinh được học trực tiếp tại trường, được dùng bộ đồ dạy học, tương tác với giáo viên và các bạn chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn nữa (đặc biệt ở bộ môn Toán, Tiếng Việt).

Quá trình triển khai CT, SGK mới ở năm thứ 2, cô Ngọc rút ra những kinh nghiệm để triển khai lớp 3 theo CT GDPT mới tốt hơn đó là: “Ban giám hiệu cần sớm sắp xếp nhân sự, kể cả đội ngũ dự phòng dạy lớp 3 để giáo viên có sự chuyên tâm và ý thức trong việc bồi dưỡng, tập huấn, tự học.    Mặt khác, hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bám sát các nội dung tập huấn, CT. Các demo tiết dạy phải đọc và nghiên cứu rồi cho giáo viên rút kinh nghiệm sớm. Yêu cầu giáo viên soạn giáo án bài giảng trước với cả 2 tình huống dạy học trực tuyến và trực tiếp để tổ chuyên môn cùng nghiên cứu, chia sẻ góp ý, rút kinh nghiệm”.

Theo cô Ngọc, nhà trường phải có kế hoạch hỗ trợ với học sinh có sức học “non” hơn trong quá trình dạy học. Giáo viên cần dành thời gian tương tác, bồi dưỡng hỗ trợ thêm ngoài giờ cho học sinh.

Đặc biệt, dù dạy học trực tuyến hay trực tiếp, giáo viên gặp khó tới đâu thì tổ chuyên môn, ban giám hiệu cần trao đổi, thảo luận, tháo gỡ hỗ trợ kịp thời. Và từ những khó khăn của một vài giáo viên, phải tổ chức rút kinh nghiệm chung trong tổ chuyên môn và nhà trường.

Theo kinh nghiệm của cô Ngọc, một trong những vấn đề không thể thiếu để triển khai CT GDPT mới hiệu quả đó là sự tương tác giữa ban giám hiệu với phụ huynh phải diễn ra thường xuyên. Điều đó giúp nhà trường có được sự phản hồi về việc dạy học của giáo viên và tiếp thu của học sinh. Từ đó điều chỉnh quá trình dạy học sao cho phù hợp, hiệu quả nhất với các em.

Còn cô Phạm Thị Huệ lại cho rằng, dạy học CT GDPT mới trong bối cảnh dịch bệnh đòi hỏi việc lên phương án dạy học trực tiếp, trực tuyến kỹ càng. Trong dạy học trực tiếp và trực tuyến, yêu cầu và đòi hỏi khác nhau nên giáo viên phải biết chắt lọc kiến thức, cách trình bày, truyền đạt. Việc hướng dẫn học sinh học tập phải linh hoạt, phù hợp chứ không thể áp nguyên cách dạy học trực tiếp sang trực tuyến.

Ban giám hiệu, tổ chuyên môn sẽ cùng tháo gỡ khó khăn với giáo viên hàng ngày. Tuy nhiên, với một số khó khăn thường nhật, giáo viên phải tự vận động để phù hợp với đối tượng học sinh.

Đồng quan điểm với nhiều lãnh đạo, giáo viên dạy khối 2, cô Phạm Thị Huệ khẳng định kết quả khả quan, tín hiệu vui trong đổi mới CT, SGK xuất phát từ sự chuẩn bị sớm, kỹ càng của nhà trường về đội ngũ. Mặt khác bước sang năm thứ 2 triển khai, dư luận, phụ huynh đều thấu hiểu hơn, có sự đồng thuận với CT và nhà trường. Giáo viên từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng mang lại tiết dạy hiệu quả…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,608
  • Tổng lượt truy cập51,644,567
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944