Triển khai chương trình mới với lớp 2: Tận dụng “thời gian vàng” nâng chất lượng

Thứ hai - 14/02/2022 17:40 147 0
GD&TĐ - Sau một học kỳ triển khai Chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) mới đối với lớp 2 trong bối cảnh dịch bệnh đã ghi nhận những tín hiệu khả quan ban đầu.
Triển khai chương trình mới với lớp 2: Tận dụng “thời gian vàng” nâng chất lượng

Tuy nhiên, cũng không ít khó khăn buộc các địa phương, nhà trường có cách tháo gỡ để năm học “về đích” hiệu quả.

Kết quả khả quan sau một học kỳ

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Yên Bái) cho biết: Qua trao đổi cùng đội ngũ cốt cán, giáo viên giảng dạy trực tiếp khối 2 và đặc biệt từ kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp của sở tại các trường cho thấy học sinh lớp 2 khá hào hứng với học tập. Việc dạy học vì thế đạt chất lượng tốt theo yêu cầu của CT GDPT mới.

Năm học 2021 - 2022, Yên Bái có 571 lớp 2 với 17.690 học sinh. Sau một học kỳ triển khai CT, SGK mới cơ bản nhận thức của học sinh bảo đảm yêu cầu chung. Đặc biệt được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, giáo viên khai thác và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đã giúp các em tiếp thu nhanh, hứng thú với bài học.

Về phía đội ngũ giáo viên, trải qua bồi dưỡng tập huấn kỹ càng trước khi bước vào dạy học đã thể hiện được chuyên môn vững vàng, phương pháp và tổ chức dạy học linh hoạt phù hợp. Quá trình triển khai dạy học lớp 2 theo CT, SGK mới sau 1 học kỳ chưa ghi nhận những khó khăn, phản ánh nào không thể tháo gỡ từ giáo viên.

“Những kỹ năng cơ bản của học sinh như nghe, nói, đọc, viết đều thành thạo. Một số em phải cách ly 1 - 2 tuần vì người nhà mắc Covid-19 thì tiếp nhận kiến thức có chậm hơn… Song, đó không phải là vấn đề quá lo ngại khi giáo viên dành thời gian củng cố thêm kiến thức cho các em. Nhìn chung, với tiền đề từ học kỳ I có thể tin tưởng học sinh lớp 2 triển khai theo CT, SGK mới sẽ vững vàng về đích cuối năm…”, cô Quyên trao đổi.

Cô Trần Thị Quyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang) cũng khẳng định, cơ bản học sinh khối 2 đạt yêu cầu của chương trình sau học kỳ I dù triển khai trong bối cảnh dịch bệnh tác động.

Tại Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh, Ninh Bình), cô Nguyễn Thị Hợi - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ kết quả khả quan, minh chứng cụ thể là học sinh lớp 2 đọc viết tốt, nắm chắc bài giảng ngay trên lớp, không có tình trạng quá tải kiến thức…

“Ở lớp 1, học sinh được học theo CT, SGK mới, đây là tiền đề quan trọng để bước vào lớp 2 thêm vững vàng, việc học tập tự tin, chủ động và không áp lực. Trừ một số học sinh thực hiện cách ly, học nhờ trở lại lớp muộn thì tiếp thu chậm hơn so với các bạn. Kết quả từ việc triển khai CT, SGK lớp 2 sau 1 học kỳ tạo ra niềm tin vào chất lượng dạy học ở cuối năm học…”, cô Hợi bày tỏ.

Mặc dù dạy học trực tuyến từ đầu năm học, theo cô Đặng Thị Vân, giáo viên lớp 2 Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân, Hà Nội), trò tiếp thu khá nhanh, môn Tiếng Việt và Toán học chắc. Các em khá tự tin, chủ động trong cả học tập và giao tiếp. Việc triển khai CT, SGK mới đối với lớp 2 đã mang lại cho học sinh khả năng thích ứng nhanh, hào hứng với học tập...

Triển khai chương trình mới với lớp 2: Tận dụng “thời gian vàng” nâng chất lượng - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh lớp 2 đã thể hiện được phẩm chất, năng lực khi học theo CT, GDPT mới. Ảnh: Đức Trí

Tháo gỡ để về đích

Dịch bệnh khiến hoạt động trải nghiệm trong trường học triển khai khó khăn. Nội dung giáo dục gắn với địa phương cũng không thuận lợi bởi dạy học phải gắn với hoạt động trải nghiệm. Học sinh cũng bị hạn chế trong quá trình học tập vì phải học ở nhà với không gian hẹp. Chia sẻ điều này, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng cho rằng: Với khó khăn đang gặp ở học kỳ I, bước vào học kỳ II tùy vào điều kiện chung cần có sự tháo gỡ phù hợp.

Trước hết, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần được trang bị dần. Tối thiểu mỗi lớp cần có 1 tivi để thầy cô kết nối với máy tính xách tay, kết hợp công nghệ thông tin để từng tiết học thêm sinh động hấp dẫn.

Mặt khác, điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục gắn với địa phương… đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đổi mới, linh hoạt phương pháp dạy học. Làm sao để các tiết học diễn ra trong không gian hẹp mà vẫn hiệu quả.

Không thể triển khai dạy học trực tuyến khi học sinh nghỉ học nên cô Nguyễn Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Vân (Quản Bạ, Hà Giang) cho hay, đơn vị sẽ đẩy mạnh kiểm soát dịch bệnh trong trường học để hạn chế tối đa lây bệnh chéo. Trên cơ sở đó tận dụng thời gian “vàng” để dạy học trực tiếp.

Cụ thể, trường sẽ phân khu học sinh nội trú, bán trú riêng biệt để dạy học. Giáo viên được huy động bán trú tại trường tránh tiếp xúc bên ngoài để không mang dịch vào trường.

Với học sinh không bán trú sẽ chia theo nhóm lớp nhỏ, dạy học theo từng khu riêng, giờ ra chơi ở tại lớp, giờ kết thúc buổi học được phân chia chéo, tránh tụ tập đông người; thực hiện nghiêm 5K khi tới trường lớp…

Cô Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phong Khê (thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh) cũng khẳng định việc triển khai dạy học theo CT, SGK mới ở lớp 2 cơ bản thuận lợi bởi học trò đã có 1 năm làm quen ở lớp 1. Giáo viên được tập huấn kỹ trước khi bước vào giảng dạy. Ngành Giáo dục tích cực bồi dưỡng giáo viên, thầy cô cũng chủ động nâng cao chuyên môn từ tổ khối…

Tuy nhiên, khó khăn và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy học là tác động từ dịch bệnh. Việc dạy học trực tuyến dù được trang bị tốt về cơ sở vật chất, giáo viên và học sinh chủ động đến đâu cũng không thể hiệu quả bằng trực tiếp. Do đó, cô Thủy đồng quan điểm trong việc tăng cường kiểm soát bệnh dịch chặt chẽ từ nhà trường để học sinh được học tập trực tiếp. Vào học kỳ II, trường tiếp tục thực hiện khoanh vùng từng lớp học và hình thức dạy học phù hợp; nắm bắt thông tin dịch từ gia đình học sinh, yêu cầu học sinh khai báo tình trạng sức khỏe trước khi tới trường, vào lớp; thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt theo quy định…

Mặt khác, năm học này trường được nhận thiết bị dạy học từ đầu năm học nên sẽ yêu cầu giáo viên nỗ lực trong việc nắm bắt, ứng dụng vào dạy học. Không để thiết bị về trường không ra lớp. Giáo viên phải tận dụng và khai thác hiệu quả thiết bị trong từng tiết dạy, môn học. Từ đó giúp học sinh hiểu bài sâu và hứng thú…

“So với lứa học sinh triển khai theo CT GDPT hiện hành, các em khối lớp 2 năm nay học theo CT GDPT mới dù vừa trải qua 1 học kỳ nhưng đã có sự nổi trội và phát triển khá toàn diện. Từ đó tạo nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ở năm học tiếp theo của chương trình đổi mới giáo dục...” - cô Vân trao đổi.

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1143 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2930 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay71,592
  • Tháng hiện tại349,722
  • Tổng lượt truy cập51,705,681
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944