Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội trực thuộc Bộ Công Thương, trường được thành lập từ ngày 07/08/1961. Trải qua 63 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử thăng trầm nhưng luôn đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hoạt động đào tạo. Tính đến nay, có trên 100.000 học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường, đã và đang công tác ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, đóng góp vào sự phát triển của ngành Công Thương và đất nước.
Hiện tại, Nhà trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép đào tạo 19 nghề Cao đẳng, 15 nghề Trung cấp và 08 nghề Sơ cấp. Có 04 nghề được công nhận là nghề trọng điểm quốc tế: Quản trị mạng máy tính; Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); Điện Công nghiệp; Điện tử công nghiệp và 01 nghề trọng điểm khu vực: Kế toán.
Với phương châm lấy người học làm trung tâm, lấy chất lượng đào tạo là hàng đầu, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Những hoạt động cụ thể của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo:
Không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các khâu quản lý và đào tạo.
Thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo, tài liệu học tập theo quy định, đảm bảo cho các chương trình đào tạo được hoàn thiện, đáp ứng với thực tiễn của thị trường lao động. Công tác chỉnh sửa các chương trình đào tạo chú trọng đến việc có sự tham gia của các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp và hướng đến thị trường lao động hiện nay và đảm bảo đầy đủ các trình tự thủ tục mở nghề theo quy định.
Triển khai các chương trình liên thông, liên kết với các trường đại học, học viện trong nước. Một số chương trình có tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Chú trọng vào đào tạo theo nhu cầu xã hội, công tác xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế về đào tạo. Đưa các giải pháp tiếp cận với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội để nắm bắt nhu cầu nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực các cấp trình độ theo thế mạnh của Nhà trường.
Thực hiện công khai về chất lượng đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nâng cao công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng, xây dựng các quy chế đánh giá công bằng, khách quan.
Duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, các tổ chức quốc tế đã Ký thoả thuận hợp tác với Nhà trường (các trường đại học của Đài Loan, trường Đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,..). Ký hợp tác mới và triển khai chương trình liên kết đào tạo với trường đại học JeonJu của Hàn Quốc. Tổ chức nhiều cuộc tiếp đón và trao đổi hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Nhà trường tăng cường kết nối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để sinh viên được học tập, đi thực tế, thực hành tại doanh nghiệp và mở rộng đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Hiện tại, Nhà trường đang hợp tác với Công ty TNHH LG Dispay Việt Nam - Hải Phòng, Công ty Yazaki - Khu Công nghiệp Numora Hải Phòng, Sen Tây Hồ, Bell System24 Vietnam, Công ty TNHH Công nghệ Tô Châu – AI Việt Nam, ACCA, Công ty CP Misa, ...
Đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bảo đảm tốt hoạt động học tập, nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng, tay nghề của sinh viên.
Chú trọng công tác phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của hệ thống GDNN. Nhà trường có chính sách khuyến khích cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học cũng như nghiệp vụ sư phạm. Thu hút cán bộ có trình độ, có năng lực nghề nghiệp về làm việc tại trường, đặc biệt là các ngành nghề mới mở. Cử giáo viên đi tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục khác; Hàng năm tổ chức hội giảng để học tập, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ cho giảng viên. Khuyến khích CBGV áp dụng các sáng kiến, cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc để nâng cao năng suất, chất lượng công việc. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và các thành tựu công nghiệp 4.0 trong các hoạt động của Nhà trường như: giảng dạy trực tuyến, thiết kế bài giảng điện tử, tài liệu điện tử trên các nền tảng ứng dụng.
Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo thông qua tổ chức Hội giảng nhà giáo, hàng năm nhà trường mời Ban giám khảo là những chuyên gia có kinh nghiệm đến từ các trường ĐH sư phạm kỹ thuật tham gia và đánh giá. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả rõ rệt về công tác bồi dưỡng, góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm qua.
Nhà trường đã tiến hành tự đánh giá 4 Chương trình đào tạo: Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), Kế toán, Marketing. Năm 2021, Trường đã đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GDNN.
Năm 2022, Nhà trường hoàn thành đánh giá ngoài 02 chương trình đào tạo Điện công nghiệp, Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) và đã được cấp giấy chứng nhận.
Phát huy những thành tích đạt được, Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đang hướng tới mục tiêu trở thành trường cao đẳng chất lượng cao của hệ thống GDNN, cung cấp những công dân ưu tú, có phẩm chất đạo đức và ý thức kỷ luật cao, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp và thị trường lao động. Thực hiện công tác GDNN theo hướng tiếp cận các tiêu chuẩn đào tạo nghề của khu vực ASEAN và thế giới; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động trong nước và khu vực, ASEAN...
Ý kiến bạn đọc