Trường học vùng cao chủ động tiếp cận tốt với Chương trình mới

Thứ tư - 28/10/2020 20:19 651 0
GD&TĐ - Triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới, là một tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc, địa hình địa lý phức tạp, giao thông đi lại cách trở nên Yên Bái đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học.
Trường học vùng cao chủ động tiếp cận tốt với Chương trình mới

Qua gần 2 tháng học tập, những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu đã dần qua, đến nay về cơ bản các trường đều tiếp cận tốt với nội dung Chương trình mới.

Chuẩn bị kỹ càng, bài bản

Theo ông Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT: Năm học 2020 - 2021, Yên Bái có gần 18.000 học sinh lớp 1 theo học ở hơn 580 lớp trên tất cả các huyện, thị, thành phố. Thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 1, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị trường và giáo viên đã được tham gia từ đầu, nghiên cứu thật kỹ các mẫu sách, tổ chức chọn mẫu sách từ tháng 3/2020.

Cô Lê Thị Hương Lan, GV dạy lớp 1 Chương trình mới của Trường Tiểu học & THCS Hồng Ca 2, cho biết: Khi được phân công dạy lớp 1 tôi cũng hơi lo vì cho dù mình là GV nhưng sách mới, nội dung mới, cách thức truyền đạt cho học sinh sao đây để các em hiểu bài tốt. Những ngày đầu lên lớp là những ngày chúng tôi vừa dạy trên lớp vừa về nhà “học” trước HS. Quan điểm là mình phải đặt vào vị trí các em học sinh, cô phải dạy sao cho học sinh hiểu bài học tốt nhất. Qua thực tế dạy học trên lớp tôi thấy bộ sách giáo khoa lớp, đặc biệt là sách tiếng Việt có nội dung hay, hình ảnh đẹp, hấp dẫn học sinh. Sách có nhiều từ ngữ mới, gợi mở cho học sinh sự hứng thú, các em rất háo hức học tập. Đặc biệt là ở phần hướng dẫn giáo viên rất rõ rang nên không chỉ giáo viên mà mọi người nếu muốn cũng có thể hướng dẫn thêm cho con em được.

Tuy nhiên, cũng không phải là dễ dàng hoàn toàn, cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường TH&THCS Hồng Ca chia sẻ: Lớp tôi 100% là người dân tộc Mông. Trong sách tiếng Việt lớp 1 ở phần đọc cũng có nhiều từ mới, khó hiểu, có từ lại mang phương ngữ như: Cá hố (giáo viên cũng phải tra từ điển mới rõ); đá dế (học sinh cũng không thể biết trò chơi này)…

Thêm nữa là thời gian, nếu chương trình cũ mỗi bài thường học 2 vần thì nay mỗi bài có 4 vần. Hay như phần đọc cuối bài là những câu văn, đoạn văn, bài thơ khá dài so với chương trình cũ phải sang đến giữa kỳ 2 mới đến nội dung này. Có những bài nhiều vần nhưng cấu trúc hoặc mối liên quan giữa các vần nó chưa có liên kết với nhau, ví dụ có những vần “iêng”, iêm” và “yên”, như vậy âm cuối kết thúc của vần khó đọc đối với HS. Chúng tôi sẽ phải nỗ lực nhiều hơn, thêm thời gian cả cô và trò quen với sách mới chắc chắn việc dạy – học sẽ hiệu quả như mong muốn. 

Trường học vùng cao chủ động tiếp cận tốt với Chương trình mới - Ảnh minh hoạ 2
GV Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca tới từng bàn để hướng dẫn HS tập đọc.

Thiếu thiết bị dạy học thông minh

Theo như nội dung Chương trình sách giáo khoa mới, các bài học với những hình ảnh minh họa hết sức sinh động và hấp dẫn học sinh, đây là mong muốn truyền tải kiến thức tốt nhất đến với các em. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó thì lại cần các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ. Nhưng thực tế cho thấy ở các trường ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì các trang thiết bị dạy học mới có đủ. Còn ở các trường khu vực miền núi, vùng cao thì thiết bị dạy học trong danh mục chỉ đủ ở mức tối thiểu.

Hầu hết, các trường đều thiếu các thiết bị dạy học thông minh như máy chiếu, bảng tương tác, máy tính… trong khi triển khai Chương trình mới. Vẫn biết là dù không có thiết bị dạy học thông minh đi kèm, các thầy cô giáo vẫn lên lớp dạy bình thường, nhưng có điều họ sẽ phải vất vả hơn trong hoạt động dạy học chất lượng. Thực tế là trong các giờ dạy, thay bằng sử dụng máy chiếu, GV phải đi từng bàn chỉ từng tranh cho HS vì các em học sinh dân tộc, nhiều em tiếng Kinh còn nói chưa sõi.

Thầy giáo Liễu Anh Cường, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hồng Ca 2 tâm sự: Triển khai dạy sách lớp 1 theo Chương trình mới, không chỉ giáo viên mà cán bộ quản lý chúng tôi cũng lo lắng. Tuy nhiên, qua các cuộc tập huấn của Sở, Phòng GD&ĐT nên mọi người đều nắm chắc việc và phần nào yên tâm khi vào cuộc. Các giáo viên của chúng tôi xác định rõ tâm thế tốt nhất, hơn ai hết các thầy cô hiểu vùng cao các điều kiện trang thiết bị sẽ không thể bằng các trường dưới xuôi.

Thế nên bằng tình cảm, trái tim và trên hết là trách nhiệm với nghề, các thầy cô đã nỗ lực nhiều hơn, tích cực tham khảo, trao đổi với nhau về kinh nghiệm dạy qua từng bài học để mỗi giờ học sau sẽ tốt hơn lên. Qua thực tế triển khai sách giáo khoa lớp 1 mới, giáo viên đều phản ánh hay và hấp dẫn, nếu có đầy đủ thiết bị dạy học như trong danh mục thì giờ học sẽ hay và lôi cuốn HS hơn rất nhiều. Mong muốn của chúng tôi là có đủ thiết bị dạy học thông minh giúp việc dạy học hiệu quả hơn.

Chủ động, tích cực và trách nhiệm là điều ghi nhận được ở một số trường tiểu học vùng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đến thời điểm nay, báo cáo của các phòng GD&ĐT gửi về sở GD&ĐT đều cho thấy, kết quả bước đầu sau triển khai dạy học lớp 1, giáo viên nhận định sách giáo khoa mới đã đáp ứng được những yêu cầu đề ra của chương trình, cảm nhận chung là cả giáo viên và HS đều hứng thú với việc dạy – học. Lớp học diễn ra một cách tích cực và các em học sinh được trải nghiệm nhiều hơn.

Quan điểm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Yên Bái là phải tìm hiểu, chắt lọc, đánh giá để chọn sách phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương, khả năng tiếp thu của học sinh, đặc biệt là học sinh vùng dân tộc thiểu số. Sau khi đã so sánh kỹ các đầu sách khác nhau, các nhà trường đã thống nhất lựa chọn ra đầu sách phù hợp nhất cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Trước khi triển khai dạy học, tất cả các giáo viên đều được tập huấn đầy đủ, kỹ lưỡng, nắm vững nội dung, phương pháp giảng dạy trước khi bước vào năm học mới… - Ông Đào Anh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại29,578
  • Tổng lượt truy cập49,735,343
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944