Trường THPT ngoài công lập tại Nghệ An "loay hoay" tìm... học sinh

Thứ ba - 14/07/2020 05:23 485 0
GD&TĐ - Thực tế hàng năm, số lượng học sinh lớp 9 phân luồng tại Nghệ An tương đối lớn, nhưng chỉ có số ít trường THPT ngoài công lập tuyển đủ chỉ tiêu, còn đại đa số đang hoạt động cầm chừng.
Trường THPT ngoài công lập tại Nghệ An "loay hoay" tìm... học sinh

Năm 2020, chỉ tiêu học sinh vào lớp 10 ngoài công lập tăng lên với gần 4.000. Đây là cơ hội để các trường ngoài công lập thay đổi phương thức tuyển sinh, chủ động tìm học sinh để duy trì và mở rộng quy mô, hoạt động.

Giữ chất lượng để thu hút thí sinh

Trong số các trường ngoài công lập, Trường Ngô Trí Hòa, huyện Diễn Châu những năm qua luôn duy trì số lượng học sinh khá đông với hơn 700 em và 17 lớp. Năm nay, trường được giao chỉ tiêu tăng thêm 1 lớp so với năm học trước. 

Theo thầy Lê Văn Cúc – Hiệu trưởng nhà trường: Thực tế trường đóng tại địa bàn không mấy thuận lợi cho việc tuyển sinh, xung quanh có đến 4 trường THPT và Trung tâm GDTX. Dù vậy, khu vực này cũng tập trung đông dân cư, số lượng học sinh lớn. Nói về cơ hội tuyển sinh, điều kiện của nhà trường cũng không có nhiều khác biệt so với các trường THPT ngoài công lập khác.

Trường THPT ngoài công lập tại Nghệ An
Nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm học sinh là cách để trường THPT ngoài công lập thu hút học sinh

"Tuy tiên, nhiều năm qua, chúng tôi luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu, tạo uy tín cho nhà trường và coi đó là cách thu hút tuyển sinh hiệu quả nhất. Các giáo viên luôn có ý thức nâng cao năng lực bản thân, tác phong mô phạm, quan tâm sát sao học sinh. Không buông lỏng và quản lý nề nếp học sinh chặt chẽ", thầy Lê Văn Cúc nói.

Nhà trường lắp camera để kiểm tra ra vào tất cả học sinh. Khi thấy học sinh vắng học, muộn học, giáo viên chủ nhiệm phải liên lạc trực tiếp với phụ huynh để thông báo tình hình. Việc quản lý chặt chẽ học sinh trên tạo được niềm tin đối với phụ huynh, để họ yên tâm giao con vào học tại nhà trường.

Trường THPT ngoài công lập tại Nghệ An
Các trường THCS tại Nghệ An đang thực hiện phân luồng thận trọng, chính xác cho học sinh lớp 9

Trường THPT Đinh Bạt Tụy (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cũng là đơn vị tuyển sinh ổn định nhiều năm qua. Thầy Nguyễn Tất Đạo – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi nỗ lực trong dạy học để đảm bảo môi trường giáo dục THPT bình thường khi các em không trúng tuyển vào trường công lập. Đồng thời làm tốt công tác hướng nghiệp, liên kết với các trường nghề, đơn vị tư vấn du học, xuất khẩu lao động để học sinh có sự lựa chọn tốt nhất sau khi tốt nghiệp THPT".

Học sinh của trường chủ yếu ở vùng nông thôn, hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, nhiều năm qua nhà trường không tăng học phí, vẫn duy trì ở mức hơn 300 nghìn đồng/tháng. Đó cũng là cách giữ học sinh và không tạo áp lực, gánh nặng cho phụ huynh, dù đời sống giáo viên của trường THPT Đinh Bạt Tụy còn rất vất vả.

Thay đổi cách thức tuyển sinh

Nhiều năm qua, cơ chế tuyển sinh của trường THPT Nguyễn Huệ (TP Vinh) mở với tất cả các đối tượng học sinh, chỉ cần nộp hồ sơ, học bạ THCS là trúng tuyển. Nhưng liên tục từ năm 2014 đến nay trường đều không tuyển đủ chỉ tiêu (chỉ 45 học sinh/năm – PV). Thầy Trần Hoàng Hà – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện trường chúng tôi mỗi khối chỉ có một lớp và mỗi lớp chỉ có 20 em (đạt 50% chỉ tiêu). Năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu cho nhà trường chỉ 1  lớp nhưng việc tuyển sinh đủ vẫn không khả quan.

Trường THPT ngoài công lập tại Nghệ An
Trường THPT Mai Hắc Đế (Nam Đàn, Nghệ An) quyết định sẽ trao 30 suất học bổng cho học sinh điểm học bạ cao xét tuyển vào trường

Do ít học sinh nên đời sống của 20 cán bộ, giáo viên của trường cũng vất vả, khó khăn. Giáo viên chỉ nhận lương theo tiết với số tiền khoảng 50 – 60.000 đồng/tiết (đã trừ bảo hiểm). Để duy trì cuộc sống ở thành phố, hầu hết GV của trường đều phải kiếm việc làm thêm, lấy nghề phụ nuôi nghề chính.

Trước đây, vào thời kỳ ổn định, trên địa bàn thành phố Vinh có đến 5 trường THPT ngoài công lập. Tuy nhiên, hiện tại ngoài Trường phổ thông Hermann Gmeiner và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ còn khá thuận lợi trong tuyển sinh; còn lại đều đang hoạt động cầm chừng. Ở các địa phương khác như Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Yên Thành… các trường ngoài công lập cũng rơi vào tình trạng tương tự, với quy mô chỉ 5 – 7 lớp/trường.

Năm 2020 – 2021, UBND tỉnh Nghệ An vừa phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 là 34.114 học sinh với 804 lớp. Số lượng này tăng 1.009 học sinh và tăng 24 lớp so với năm học trước

Cụ thể, số lượng học sinh lớp 10 công lập là 30.139 em với 715 lớp. Khối ngoài công lập có 89 lớp với 3.975 học sinh. Đây là cơ hội để các trường THPT ngoài công lập thay đổi cách thức tuyển sinh, chủ động đi tìm học sinh.

Trường THPT ngoài công lập tại Nghệ An
Học sinh Trường THCS Ngọc Sơn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) ôn thi vào lớp 10 THPT. Năm học này, trường có khoảng 20% học sinh phân luồng.

Tại Trường THPT Mai Hắc Đế (Nam Đàn), năm học trước chỉ tuyển được 160/180 chỉ tiêu. Năm nay, trường được tăng thêm chỉ tiêu 1 lớp và mỗi lớp được duyệt tăng thêm 1 học sinh. Tuy nhiên, nguồn tuyển sinh của trường lại giảm so với mặt bằng chung của tỉnh. Để thu hút học sinh, trường sẽ trao 30 suất học bổng để khuyến khích những học sinh có điểm học bạ cao (để xét tuyển) ăng ký vào trường.

Còn trường THPT Lý Tự Trọng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), ban giám hiệu nhà trường chủ động tìm đến các trường THCS có tỷ lệ phân luồng cao để tuyển sinh. Một trong những xu hướng của học sinh nông thôn, vùng biển hiện nay là đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, trước đó các em phải có bằng tốt nghiệp THPT. Vì vậy, đây cũng là nhu cầu, nguyện vọng mà các trường THPT ngoài công lập nắm bắt để thu hút, tuyển sinh đối tượng học sinh không trúng tuyển vào trường công lập.

Liên quan đến những khó khăn của trường THPT ngoài công lập, Sở GD&ĐT Nghệ An đã làm việc trực tiếp với các đơn vị. Qua lắng nghe ý kiến thực tế,  Sở khẳng định sẽ tạo điều kiện, có giải pháp để hỗ trợ các nhà trường. Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, Sở sẽ chỉ đạo sát sao hơn việc phân luồng và giảm chỉ tiêu phân luồng ở các trường THCS để tạo nguồn cho các trường THPT ngoài công lập tuyển sinh.

Sở cũng cho các trường THPT ngoài công lập được xét trực tiếp học sinh hoàn thành phổ cập THCS. Điều này vừa mở thêm cửa cho các trường ngoài công lập, đồng thời giảm áp lực cho học sinh không muốn trải qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập782
  • Hôm nay36,246
  • Tháng hiện tại314,376
  • Tổng lượt truy cập51,670,335
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944