Theo đó, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục; tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong ngành Giáo dục.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của HSSV về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội.
Đặc biệt trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2020 tập trung tuyên truyền về hậu quả, tác hại của việc sử dụng, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy; tác hại của các loại ma túy, chất hướng thần.
Tuyên truyền về các loại ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy tổng hợp, một số loại phổ biến như "thuốc lắc", "tem giấy", "cỏ Mỹ", "bóng cười"... và các chất hướng thần mới để nâng cao ý thức cho HSSV tự phòng ngừa thông qua các hoạt động giáo dục, "Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên".
Lồng ghép tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề....
Tổ chức Tuyên truyền Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2020 với chủ đề "Chung tay nói không với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng". Tổ chức cho HSSV, tập thể, đơn vị ký cam kết kiên quyết phòng chống ma túy.
Vận động HSSV, cán bộ quản lý, nhà giáo tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma tuý trái phép trong HSSV.
Tiếp nhận, xử lý thông tin của HSSV, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội tại trường học.