Vùng khó mong sớm có SGK mới

Thứ năm - 29/04/2021 21:44 259 0
GD&TĐ - Để chuẩn bị cho chương trình SGK mới, cơ sở vật chất ở các trường tại Kon Tum đã tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, giáo viên đang lo lắng về việc thiếu SGK cho học sinh vùng khó khăn khi bước vào năm học mới.
Vùng khó mong sớm có SGK mới

Tôn trọng ý kiến của cơ sở

Bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, đã hoàn thành việc chọn lựa SGK lớp 2 và lớp 6.

Theo vị Giám đốc Sở, trong quá trình tổng hợp đơn vị rất tôn trọng ý kiến, bộ SGK mà cơ sở lựa chọn. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt, đơn vị sẽ có hướng dẫn đối với những bộ sách mà cơ sở lựa chọn, đề xuất nhưng không được phê duyệt.

Bà Trung cho hay, sau khi xem xét, Sở ưu tiên chọn bộ SGK đa dạng ngữ liệu giảng dạy cho giáo viên. Bên cạnh đó, thuận lợi cho công tác quản lý về mặt chuyên môn. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, mỗi tổ chuyên môn buộc phải có tất cả các bộ SGK. Qua đó, chọn lọc ra những bài giảng, nội dung hay nhằm học tập để ngữ liệu giảng dạy được tốt hơn.

Cũng theo bà Trung, mỗi giáo viên giảng dạy nên có tất cả những bộ sách này để làm tư liệu. Bởi ngữ liệu trong SGK giúp cho giáo viên dạy học thuận lợi hơn.

“Tuỳ vào năng lực của giáo viên và điều kiện của học sinh mà linh động thay đổi bài giảng. Trong quá trình giảng dạy các giáo viên chủ động tìm tòi, nghiên cứu để có tác động tốt đến tình cảm, sự yêu thương của các em học sinh”, bà Trung nói.

Cũng theo vị Giám đốc Sở, trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền quy mô và mạng lưới trường, lớp các cấp học phát triển đều khắp trên địa bàn tỉnh, các loại hình trường tiếp tục được hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp học tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao; khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng khó khăn và thuận lợi dần được thu hẹp.

Hiện Sở GD&ĐT cũng đang tham mưu UBND tỉnh phê duyệt dự án trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị cho lớp 2 và lớp 6. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đến các trường. Đồng thời bổ sung thêm các thiết bị thông minh ở các lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên.

Vùng khó mong sớm có SGK mới - Ảnh minh hoạ 2
Việc mua SGK là vấn đề nan giải với nhiều gia đình học sinh.

Khó khăn về SGK

Thầy Hồ Quốc Tuấn – Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô, Kon Tum) cho biết, năm học 2020-2021 nhà trường có 204 em học sinh. Trong đó, 99,5% là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Cũng theo thầy Tuấn, sau khi nghiên cứu, xem xét các giáo viên trong trường đã thống nhất chọn lựa, đề xuất danh mục SGK lớp 6 năm học 2021-2022. Theo đó, Hội đồng chọn lựa SGK của trường chọn bộ sách “Cánh diều” và “Kết nối tri thức với cuộc sống” đối với các môn học của lớp 6.

Theo thầy Tuấn, nhờ được sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường tương đối đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình mới. Tuy nhiên, nhà trường cũng đã lập tờ trình xin thêm tivi, máy tính, thiết bị thí nghiệm để sử dụng trong năm học 2021-2022.

“Hiện nay, nhà trường lo nhất về SGK lớp 6 cho các em học sinh không được phát theo chính sách. Bởi các em học sinh đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hiện tại nhà trường cũng đã liên hệ một số mạnh thường quân, nhà hảo tâm để xin hỗ trợ sách cho các em học sinh.”, thầy Tuấn nói.

Tương tự, thầy Lê Văn Thức, Phó hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Ngọk Tem (huyện Kon Plông) cho biết, sau khi đọc và nghiên cứu bản mềm, nhà trường đã chọn bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh vì nhận thấy kiến thức gần gũi, phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số.

Thầy Thức cho biết, đối với cơ sở vật chất nhà trường tương đối đáp ứng được chương trình mới. Riêng về trang thiết bị dạy học, nhà trường đã đề xuất xin được cấp mới. Tuy nhiên, không biết thiếu, đủ như thế nào.

Theo thầy Thức, năm học 2020-2021 trường có khoảng 80 em học sinh lớp 1. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 20 em được hỗ trợ SGK theo chính sách. Riêng 60 em còn lại điều kiện khó khăn nên việc mua SGK là vấn đề nan giải với nhiều gia đình học sinh.

Cô Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông) cho hay, do học sinh ở các điểm trường được đưa ra trường chính học nên hiện tại đơn vị đang thiếu 3 phòng học.

Theo cô Vân, trong năm học 2020-2021, huyện trích kinh phí bố trí tủ sách dùng chung nên các em học sinh lớp 1 không bị thiếu SGK. Tuy nhiên, năm học sắp tới nhà trường đang lo lắng về việc thiếu SGK cho các em học sinh lớp 2.

"Gia đình các em học sinh đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc chủ động mua SGK là rất khó khăn. Do đó, đơn vị đang lên kế hoạch để kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ SGK cho các em học sinh. Nếu khó khăn, giáo viên trong trường sẽ góp tiền để mua những SGK cần thiết cho học sinh.", hiệu trưởng Hồ Thị Thùy Vân nói.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay24,772
  • Tháng hiện tại302,902
  • Tổng lượt truy cập51,658,861
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944