Ấn Độ: Đẩy mạnh dạy học dựa trên trò chơi

Thứ hai - 10/01/2022 18:52 189 0
GD&TĐ - Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tại Ấn Độ, việc học tập kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp đã thực sự tạo ra một loạt các chuyển đổi và phát triển mạnh mẽ ngay cả khi đại dịch chưa kết thúc.
Ấn Độ: Đẩy mạnh dạy học dựa trên trò chơi

Giáo viên sẵn sàng cho việc học kết hợp

Học kết hợp là một phần của hệ thống giáo dục học sinh, giúp các em đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Học tập kết hợp rất quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kỹ năng vượt xa khả năng ghi nhớ những kiến thức trong chương trình chỉ để vượt qua các kỳ thi.

Khái niệm lớp học không còn giới hạn trong 4 bức tường của một tòa nhà với hạn chế về không gian, cơ sở hạ tầng, khối lượng và sức chứa. Việc học cũng diễn ra bên ngoài lớp học với sự ra đời của phương pháp dựa trên trò chơi và trong bối cảnh giáo dục đang thay đổi.

Học sinh đang học cách tận dụng tối đa công nghệ trong tầm tay của mình, phát triển các kỹ năng mới để quản lý và giám sát việc tự học. Quan trọng nhất, học sinh tăng quyền tự chủ về cách học, vì các em có thể học bất kỳ nơi nào và lúc nào.

Học sinh bắt buộc phải sáng tạo do các em phải chịu trách nhiệm nhiều hơn và đây cũng là điều mà các hệ thống học tập kết hợp cố gắng tạo ra.

Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với giáo viên trong thời kỳ đại dịch là duy trì sự tham gia của học sinh trong một lớp học kết hợp. Mặc dù, giáo viên làm việc chăm chỉ để điều chỉnh phương pháp sư phạm cho phù hợp với bối cảnh kỹ thuật số nhưng đôi khi kết quả không khả quan.

Để thu hút sự chú ý của học sinh và giúp học sinh tập trung vào việc học, giáo viên có thể áp dụng các kỹ thuật thúc đẩy tương tác như: Phát triển các hoạt động học tập thu hút cả học sinh học trực tiếp và từ xa, mang lại sự đa dạng và sự tương tác lâu dài. Ngoài ra, giáo viên có thể lập ra một kho học liệu số trên nền tảng chung để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các phương pháp dạy kết hợp.

Ấn Độ: Đẩy mạnh dạy học dựa trên trò chơi - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh ở Ấn Độ học tập dựa trên trò chơi.

Những tác động tích cực

Trước đây, học sinh được cho điểm để thể hiện kết quả học tập của họ và điều đó hình thành trong tâm trí các em ý thức về thành tích. Tuy nhiên, học tập dựa trên trò chơi đã hình thành và biến đổi hệ thống giáo dục cho học sinh theo nhiều cách khác nhau.

Củng cố điều tích cực: Học sinh háo hức muốn tiến bộ, tập trung học tập hơn với hy vọng nhận được nhiều hình thức khen thưởng để ghi nhận những nỗ lực của các em.

Có cảm giác cạnh tranh và hợp tác: Điều này thúc đẩy học sinh tương tác, tham gia và làm việc theo nhóm với bạn bè.

Gia tăng hứng thú với các môn học chính: Trong khi Toán học đã mau chóng được áp dụng cho việc học tập dựa trên trò chơi, các môn học khác như khoa học và tiếng Anh cũng được các hãng công nghệ giáo dục tích hợp để làm cho chúng thú vị và hấp dẫn.

Khía cạnh tốt nhất của học tập dựa trên trò chơi là nó phục vụ tất cả mọi đối tượng, từ giáo dục mầm non đến giáo dục sau trung học và hơn thế nữa. Nó dễ dàng hoạt động trong mọi loại hình, từ học tập kết hợp đến học tập trực tuyến. Không quan trọng là học ở đâu hoặc học như thế nào, học sinh có thể học với sự giúp đỡ của trò chơi Internet, các vật thể trực tiếp bằng cách làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ.

Hội đồng Giáo dục Trung học Trung ương (CBSE - Central Board of Secondary Education) là tổ chức giáo dục cấp quốc gia ở Ấn Độ do chính phủ kiểm soát và quản lý. CBSE có một nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng nỗ lực để củng cố ngân hàng kỹ năng, nội dung của mình, giúp học sinh có thể thực hành và học tập thoải mái tại nhà. Bên cạnh đó giúp giáo viên hỗ trợ học sinh thông qua các bài tập thú vị và hấp dẫn.

Ấn Độ: Đẩy mạnh dạy học dựa trên trò chơi - Ảnh minh hoạ 3
Học tập dựa trên trò chơi tạo nhiều hứng thú cho học sinh.

Tương lai phát triển

Rõ ràng việc học tập dựa trên trò chơi tăng cường sự tham gia của học sinh bằng cách khuyến khích học tập tích cực, tăng khả năng chú ý và giảm mức độ căng thẳng. Học sinh có cơ hội học theo tốc độ của riêng mình với các công nghệ khác nhau được đưa vào chương trình học.

Trên thực tế, năm 2021, một xu hướng quan trọng đã diễn ra. Đó là các trường học ở nhiều thành phố ở Ấn Độ đã hợp tác với các công ty công nghệ để giúp học sinh tiếp cận dễ dàng việc học tập dựa trên trò chơi. Điều này thực sự đã giúp học sinh thuộc nhóm gia đình thu nhập thấp hơn trong quá trình học tập.

Các nhà giáo dục sẽ tiếp tục tăng cường khả năng kỹ thuật của họ để đáp ứng nhu cầu của nghề nghiệp. Trong khi đó, các trường học sẽ khám phá các phương pháp để kết hợp công nghệ với chương trình giảng dạy. Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ đã quy định các trường học không được ép buộc học sinh đến trường học trực tiếp khi đại dịch chưa kết thúc hoàn toàn.

Không nghi ngờ gì, học tập kết hợp là một phương pháp bình thường mới và sẽ tiếp tục phát triển. Khi phương pháp này thu hẹp khoảng cách giữa môi trường học tập trực tiếp và trực tuyến, nó sẽ thay đổi ý tưởng truyền thống về một lớp học với 4 bức tường.

Trong tương lai, nó sẽ tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa những chỉ dẫn trực tuyến và hướng dẫn từ giáo viên. Các xu hướng cho thấy, tần suất các cơ sở chuyển đổi sang học tập kết hợp đã tăng theo cấp số nhân vào năm 2021 và chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn nữa trong những năm tới.

Theo India Today

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập729
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm728
  • Hôm nay39,591
  • Tháng hiện tại317,721
  • Tổng lượt truy cập51,673,680
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944