Việc cắt giảm nội dung bài học, kết hợp với giữ nguyên số giờ giảng dạy, cho phép học sinh tiếp thu kiến thức sâu sắc, kỹ càng hơn. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tập trung cho những kiến thức quan trọng và giảng dạy hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã phản đối mạnh mẽ việc cắt giảm chương trình học, nhất là chương trình lịch sử. Họ lý giải trong sách giáo khoa có nhiều kiến thức về các sự kiện lịch sử quan trọng không thể bỏ qua.
Chính phủ Ba Lan đã mời các chuyên gia, giáo viên, phụ huynh và học sinh chia sẻ ý kiến về những đề xuất thay đổi trong dự thảo. Nếu thay đổi được thông qua, chương trình giảng dạy mới sẽ có hiệu lực từ năm học 2024 – 2025, bắt đầu vào ngày 1/9.
Bộ Giáo dục nhấn mạnh những thay đổi trên không ảnh hưởng đến việc sử dụng sách giáo khoa hiện hành và không cần thay sách giáo khoa. Những thay đổi quan trọng nhất nằm ở phương pháp học tập như giảm tài liệu bắt buộc, chuyển trọng tâm từ ghi nhớ thông tin sang phân tích, chú trọng hơn vào các kỹ năng nghiên cứu...
Bộ Giáo dục cũng đề xuất giảm yêu cầu về trình độ ngoại ngữ xuống nửa điểm. Ví dụ, thay vì đạt trình độ B1+ môn Tiếng Anh theo thang đánh giá châu Âu, học sinh cần trình độ B1 để tốt nghiệp THCS.
Tác giả bài viết: Phạm Khánh
Ý kiến bạn đọc