Dạy – học “mùa” Corona: Muôn kiểu học “cười ra nước mắt”

Thứ hai - 17/02/2020 06:52 476 0
GD&TĐ - Sau Tết, dịch do virus chủng mới Corona Covid-19 bùng phát khiến gần như học sinh cả nước được nghỉ học ít nhất 2 tuần lễ. Trừ khối mầm...
Dạy – học “mùa” Corona: Muôn kiểu học “cười ra nước mắt”

Những tưởng được nghỉ học là sung sướng, nhưng không ít đám học trò sau vài ngày đã "hú hét" đòi đi học trở lại vì… lượng bài tập được giao chất đống như núi.

“Cô ơi, con muốn đi học…”

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch này, nhiều trường đã quyết định triển khai phương án dạy học trực tuyến, đa phần là qua mạng Internet. Việc làm này một phần sẽ giúp giáo viên bảo đảm đúng kế hoạch đã đề ra, đồng thời có thể giúp học sinh bắt nhịp kịp thời sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có lẽ là dài nhất từ trước đến nay.

Nhiều giáo viên còn dùng đến face-time lập các nhóm chat qua mạng xã hội để điểm danh học sinh của mình. Thế nhưng, đời không như là mơ... Nhiều cô cậu học trò “đã xem” nhưng không trả lời hay thậm chí là rời khỏi các nhóm này khiến thầy cô lo lắng.

Tuy vậy, ai cũng thừa nhận việc nghỉ học còn... mệt mỏi hơn cả tới trường học tập trung. Bởi dẫu có né được việc nghiêm chỉnh ngồi vào bàn và theo dõi thầy cô giáo giảng online thì bài tập gửi thẳng về nhà vẫn luôn ám ảnh mỗi học sinh.

Chỉ thảnh thơi ăn ngủ thả phanh được vài ba ngày đầu của kỳ nghỉ, những ngày sau đó, không ít học sinh nhắn tin, trao đổi nhóm với nhau: “Ăn bài tập...”; “Toang thật rồi, Corona thử thách anh em mình bằng bài tập”… và không ít lời cầu xin tha thiết: “Cô ơi, con muốn đi học cho đỡ bài”; “Cho tụi con đi học lại đi, đeo khẩu trang ngồi học cũng được…”

Trong cảnh “ở nhà khổ hơn đi học”, Khánh Minh (Trường THPT Marie Curie) than thở: “Con tưởng được nghỉ vì dịch bệnh là có thể thoải mái, ai ngờ còn cả đống đề bài, đề cương ôn tập kiểm tra, chấm điểm. Đến trường học vừa vui hơn vì có bạn bè mà bài tập phải làm cũng không nhiều đến thế. Con muốn đi học, không muốn nghỉ kể cả đang có dịch”.

“Trường tui không tổ chức học online nhưng bài tập nhiều đến nỗi không thở nổi. Làm tràn cả ngày nghỉ cuối tuần mới hết. Ai bảo nghỉ tới trường thì được chơi ở nhà? Không muốn học bù méo mặt thì làm đủ bài tập nha, sương sương đâu đó 85 trang tính riêng môn Toán thôi, chưa tính Lý, Hóa, Sinh đâu!”, bạn Linh Chi chia sẻ trên nhóm chat với các bạn học cũ.

Cùng tâm trạng như Linh Chi, Hồng Nhung, học sinh lớp 12 tại quận 1 cho biết: “Nghỉ học 2 tuần chỉ rảnh rang được 2, 3 ngày đầu thôi. Chứ sau đó các thầy cô cũng lên lịch học online kèm bài tập gửi mail đầy đủ cho học sinh cày cuốc đấy. Học còn mệt hơn cả giờ lên lớp. Ở nhà nhiều, thầy cô cứ nghĩ mình chơi cả ngày nên đưa bài tập còn dữ hơn”.

Phụ huynh người mừng người lo

Mặc dù con nghỉ 2 tuần liên tiếp nhưng chị Mai Huyền (Hà Nội) hoàn toàn thoải mái và yên tâm. Chị chia sẻ: “Con tôi đang học tại Trường THCS FPT Cầu Giấy, từ hôm nghỉ đến nay ngày nào cũng phải học online qua hai kênh: Vioedu và Google Classroom. Các cô giáo bộ môn giao bài tập qua hai nền tảng này với thời gian nộp bài nhất định, nếu quá thời gian đó mà học sinh chưa làm bài tập thì sẽ bị khóa tài khoản, xem như đã không thực hiện nhiệm vụ học tập. Chính vì thế, tôi không hề thấy lo lắng gì hết, con vẫn nghỉ ở nhà mà bài học vẫn theo đầy đủ, không sợ con mải chơi quên kiến thức”.

Có con đang học lớp 6, chị Huỳnh Thảo (quận 3) cho biết, các thầy cô giáo của các con hàng ngày đều online để hỏi thăm tình hình sức khỏe và giao bài tập cho các con học. Đa số là ôn lại kiến thức cũ nên các con khá thoải mái và tự nguyện, không có áp lực gì. Mỗi tối, cô giáo đều dành chừng 30 phút để trao đổi với phụ huynh, giao bài vở, động viên các con ôn bài để khi đi học trở lại không gặp khó khăn.

Nhưng cũng có không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng. Có con đang học lớp 9 một trường THCS tại quận 1, chị Thanh Bình chia sẻ: “Vẫn biết cuối cấp các con học căng lắm, nghỉ dài như thế này giáo viên cũng sốt ruột, nhưng khi in số bài tập, ôn tập của các môn do giáo viên chuyển đến mà tôi cũng giật mình. Khối lượng bài lớn như thế đến mình còn thấy ngại, nói gì học sinh”.

Chị Hoài Ly có con đang học lớp 7 thì tỏ sự khó chịu: “Các cô giáo bộ môn giao bài tập mỗi người một giờ, chồng chéo nhau. Rồi bài tập giao online nhưng phải in ra giấy để làm, deadline nộp bài thì sát, mà đâu phải gia đình nào cũng có sẵn máy in. Con ở nhà mở máy tính 24/24 để cập nhật bài vở được giao, rất hại sức khỏe."

Anh Nguyễn Thanh (quận 7 TPHCM) đồng tình với quan điểm giao bài tập về nhà nhưng phải khoa học và hợp lý tránh tạo áp lực học tập quá nặng cho học sinh và trách nhiệm đốc thúc, quản lý quá nhiều cho phụ huynh. Theo anh Thanh, việc nghỉ học dài ngày là vấn đề chung toàn ngành, thời gian và kế hoạch năm học có sự thay đổi bất ngờ, ngành Giáo dục và nhà trường sẽ có phương án tháo gỡ bằng nhiều cách chứ không thể bù lấp hoàn toàn bằng việc giao quyền tự học cho học sinh là xong.

Anh Thanh bày tỏ qua điểm: Học sinh lớp 9, lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp cũng như thi tốt nghiệp nên thường bị giao bài, đề cương để học sinh tự làm và tự ôn, điều đó cũng hợp lý. Nhưng với học sinh các cấp học khác, việc giao bài tập để học sinh tự làm, tự ôn tại nhà cần phải cân nhắc hợp lý theo trình độ, năng lực, tiếp thu, sự hào hứng và đặc biệt là khối lượng phù hợp với đối tượng học sinh.

Giáo viên cần có sự định hướng học những gì, bài nào, trong phạm vi ra sao, chỉ nên hỗ trợ kiến thức học sinh vừa phải và mang lại sự hứng thú. Không nên gây áp lực cho học sinh bằng cách giao bài tập để sau khi đi học sẽ kiểm tra, chấm điểm.

Không giống như việc học tập trên lớp, học tập online có thể mang lại nhiều ưu điểm hơn nhưng cũng lại tiềm ẩn những câu chuyện “dở khóc dở cười” phía sau. Theo đó với hình thức học tập trực tuyến, giáo viên sẽ gửi các tài liệu học tập, bài giảng, nội dung học lên các nhóm đã tạo sẵn để giúp học sinh có thể tham khảo.

Hà Nguyên

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập783
  • Hôm nay30,682
  • Tháng hiện tại308,812
  • Tổng lượt truy cập51,664,771
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944