Dạy học thực nghiệm tài liệu GD địa phương: Khuyến khích giáo viên sáng tạo, linh hoạt

Thứ ba - 23/06/2020 11:22 588 0
GD&TĐ - Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 triển khai trong năm học 2020 - 2021 cùng SGK lớp 1 mới được Bộ GD&ĐT giao cho các địa phương chủ động biên soạn để phát huy những lợi thế riêng.
Dạy học thực nghiệm tài liệu GD địa phương: Khuyến khích giáo viên sáng tạo, linh hoạt

Ninh Bình - một trong những địa phương đã cơ bản hoàn thành khâu biên soạn và đưa vào dạy học thực nghiệm để lấy ý kiến góp ý.

Đổi mới trong biên soạn

Ông Đỗ Văn Thông – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: Cuốn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 cơ bản hoàn thành. Hiện đang đợi thẩm định của hội đồng UBND tỉnh, cùng sự góp ý của 20 trường tiểu học sau khi dạy học thực nghiệm.

Cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 được soạn thảo với 4 chủ đề: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương; Lễ hội truyền thống. Các chủ đề sẽ giúp HS nhận ra vẻ đẹp của quê hương Ninh Bình, thêm yêu và tự hào về nơi mình đang sinh sống.

Theo ban soạn thảo, công tác biên soạn được đầu tư kĩ càng. Cuốn tài liệu được trình bày cả kênh chữ và kênh hình, trong đó kênh hình được xác định là trọng tâm nhằm đáp ứng sự phù hợp về trình độ phát triển nhận thức và đặc trưng tâm lý lứa tuổi HS lớp 1. Kênh chữ có mục đích chỉ dẫn các hoạt động học tập, đưa ra câu hỏi cho HS thực hiện.

Đáng chú ý, quán triệt tinh thần dạy học theo định hướng năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 được cấu trúc theo các "Hoạt động": Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng.

Ở phần khởi động sẽ tạo tâm thế giúp HS có ý thức, tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập, thấy thích thú và háo hức với những điều mới mẻ. Phần khám phá, giúp HS được tham quan địa điểm nổi tiếng của quê hương, gặp gỡ nhiều danh nhân và hòa mình vào các hoạt động đáng nhớ.

Còn với phần luyện tập, HS được củng cố kiến thức, kỹ năng vừa được lĩnh hội, trên cơ sở liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề, đóng góp sức mình làm đẹp hơn cho quê hương.

Hoàn thiện để phù hợp với HS

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình khẳng định: Cuốn tài liệu với mục đích cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình GDPT, bảo đảm yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lí...) ở từng lớp cấp tiểu học.

Cô Trần Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nho Quan – Thị trấn Ninh Bình cho biết: Là 1 trong số 20 trường tiến hành dạy học thực nghiệm cuốn tài liệu, trường triển khai cho toàn bộ GV dạy lớp 1 năm học tới nghiên cứu tài liệu. Sau đó 4 GV bước vào dạy mẫu 4 chủ đề trong sách.

Qua dạy thực nghiệm cho thấy, về cơ bản tài liệu sử dụng tranh ảnh nhiều và đẹp mắt, điều đó đã kích thích được HS học tập. Nội dung phong phú, thông tin bổ ích giúp HS hiểu biết thêm về văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội… của địa phương.

Tuy nhiên cô Bình cũng cho rằng: Có 1 số chủ đề kiến thức còn hơi "nặng" so với tiếp nhận của HS lớp 1 (ví dụ như chủ đề về nhân vật lịch sử). Bản thân GV để dạy và cung cấp được kiến thức cho HS phần này cũng phải tìm hiểu kiến thức trước bởi không phải GV nào cũng đủ am hiểu đầy đủ kiến thức lịch sử địa phương.

"Sách có nhiều ưu điểm, nhưng sau dạy học thực nghiệm chúng tôi vẫn mong muốn ban soạn thảo có điều chỉnh nhất định trên sự đóng góp của các trường. Như vậy, tài liệu sẽ phù hợp với HS lớp 1 cũng như dễ dàng hơn cho GV trong quá trình giảng dạy..." - cô Trần Thanh Bình bày tỏ.

Bà Phạm Thị Tuất – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) khẳng định: Tài liệu đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sau quá trình triển khai dạy thực nghiệm, lấy ý kiến đóng góp của nhà trường sẽ điều chỉnh để có được nội dung, chất lượng tốt nhất. Mặt khác, không chỉ điều chỉnh trước khi in ấn và triển khai dạy học năm học tới, những năm học tiếp theo ngành Giáo dục Ninh Bình tiếp tục lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp để điều chỉnh. Có như vậy, các trường tiểu học trong toàn tỉnh Ninh Bình mới thực hiện hiệu quả, chất lượng chương trình nội dung giáo dục địa phương, phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2410 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập586
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại37,283
  • Tổng lượt truy cập50,585,659
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944