Dịch Covid-19 sẽ được phản ánh trong tài liệu giáo dục?

Thứ ba - 17/03/2020 08:15 298 0
GD&TĐ - “Sách giáo khoa lớp 1 đã viết xong, nhưng tôi tin dịch Covid-19 sẽ được phản ánh trong tài liệu giáo dục của một số môn, với hàm lượng và thông tin phù hợp, như là một ví dụ để giáo dục...
Dịch Covid-19 sẽ được phản ánh trong tài liệu giáo dục?

Chú trọng kỹ năng bảo vệ bản thân

- PGS có thể cho biết, nội dung giáo dục học sinh cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe được thể hiện như thế nào trong chương trình mới?

- Kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục trẻ nói chung, đặc biệt được chú trọng trong đổi mới giáo dục lần này. Chính vì vậy, kỹ năng nói trên được nhiều môn học và hoạt động giáo dục coi là mục tiêu của mình. Mỗi môn học hay hoạt động giáo dục sẽ tiếp cận vấn đề này theo cách của riêng mình nhưng cùng hướng đến một mục tiêu.

Nội dung này được thể hiện thông qua các yêu cầu cần đạt của chương trình tổng thể cũng như chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Ví dụ môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3), Khoa học (4, 5), môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân… và đặc biệt là trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân có nhiều nội dung khác nhau, từ việc tự phục vụ, chăm sóc vệ sinh hàng ngày, từ rèn luyện sức khoẻ, an toàn thực phẩm, xây dựng nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ… cho đến việc tự vệ trước hiểm nguy, nguy cơ bắt cóc, xâm hại, trước thiên tai hay khi tham gia mạng xã hội và tự vệ trước các dịch bệnh… Tất cả các môn học và hoạt động giáo dục đều hướng đến hình thành cho học sinh những kỹ năng, năng lực để giải quyết những vấn đề thực tiễn phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, với ưu thế của Hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ được thực hành và củng cố để hình thành kỹ năng, năng lực nhiều hơn.

Dịch Covid-19 sẽ được phản ánh trong tài liệu giáo dục? - Ảnh minh hoạ 2
 PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa.

Covid-19 sẽ có trong tài liệu giáo dục của một số môn học?

- Những kiến thức nói trên sẽ giúp ích cho thầy cô, học sinh như thế nào trong hoàn cảnh chống dịch Covid-19?

- Kỹ năng chăm sóc và tự bảo vệ bản thân cũng là nội dung quan trọng trong giáo dục học sinh từ xưa đến nay. Việc đổi mới ở đây về cơ bản là đổi mới con đường, cách thức giáo dục sao cho hiệu quả. Chính vì vậy, đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát, cả thế giới vào cuộc ngăn chặn, trong đó mỗi cá nhân phải có ý thức cao trong việc tự bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng; bảo vệ cộng đồng tức là bảo vệ bản thân mình. Thời điểm này, con người hơn bao giờ hết ý thức thực sự về mối liên hệ chặt chẽ này.

Cho nên, việc học sinh quay lại trường học, với ý thức cao như vậy, với trải nghiệm mất mát của nhân loại, những gì các em được học về tự chăm sóc, rèn luyện, ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh chung, tuân thủ kỷ luật… trở nên giá trị thực sự để bảo vệ cuộc sống của chính mình. Hiện nay, sách giáo khoa lớp 1 đã viết xong, nhưng với các lớp học tiếp theo, tôi tin dịch Covid-19 sẽ được phản ánh trong tài liệu giáo dục của một số môn với hàm lượng và thông tin phù hợp như là một ví dụ để giáo dục ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh.

- Cả nước đang phòng chống Covid-19 nhưng chương trình mới chưa được triển khai. Vậy làm thế nào để những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả trong trường học, thưa PGS?

- Để những kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả trong trường học, các nhà trường có thể linh hoạt xây dựng chủ đề về phòng chống Covid-19. Cùng với đó, thầy cô chú trọng việc dặn dò và giám sát để học sinh thực hiện giữ vệ sinh môi trường và tự bảo vệ bản thân. Luôn giữ bình tĩnh, không gây hoang mang nhưng không chủ quan với dịch bệnh; nghe và phân tích thông tin chính thống; không truyền tin không chính xác, chưa được kiểm chứng.

Các nhà trường cần yêu cầu các bậc cha mẹ, học sinh trung thực, tự giác khai báo nếu di chuyển đi và đến từ những vùng dịch; tự giác cách ly và thông báo cho người có trách nhiệm. Lưu ý yêu cầu học sinh rửa tay với tần suất nhiều hơn, không chỉ rửa tay trước và sau khi ăn như trước đây; mỗi lần rửa cần sử dụng nước rửa tay.

Trong mỗi lớp có vài lọ cồn sát trùng để học sinh rửa tay. Cần chú trọng thực hiện lịch biểu đo thân nhiệt học sinh; phối hợp với phụ huynh học sinh thực hiện lịch đo và ghi chép, thông báo kết quả đo. Cũng lưu ý việc cho học sinh uống nước thường xuyên, không đợi học sinh có nhu cầu mới uống. Phòng y tế nhà trường cùng với ban giám hiệu kiểm tra, giám sát mọi điều kiện thực hiện phòng chống dịch với sự tập trung cao nhất.

- Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi!

Hiếu Nguyễn (Thực hiện)

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập620
  • Hôm nay42,963
  • Tháng hiện tại321,093
  • Tổng lượt truy cập51,677,052
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944