Đổi mới giáo dục: Chuyển từ dạy học sinh biết cái gì sang biết làm gì

Thứ sáu - 11/12/2020 00:27 489 0
GD&TĐ - Theo GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Phó Giám đốc Kĩ thuật Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục qua từng giai đoạn.
Đổi mới giáo dục: Chuyển từ dạy học sinh biết cái gì sang biết làm gì

Đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục

Bất kỳ một sự đổi mới nào cũng có những khó khăn bước đầu. Bởi vậy những người trực tiếp tham gia quá trình đổi mới đó, cần phải thấu hiểu được những ý tưởng mới và phải nghiên cứu tác động của những đổi mới; trong đó cần dự báo được những thách thức và những khó khăn phải vượt qua để chúng ta thực hiện có hiệu quả những ý tưởng đổi mới. Vì thế, chúng ta vừa phải khẩn trương, nhưng đồng thời cũng không nóng vội.

Nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, GS.TS Đinh Quang Báo chia sẻ, điểm mới nổi bật nhất và cũng là chi phối những điểm mới khác là: Chương trình được xây dựng theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Khi nói mới thì phải so sánh với cái cũ.

Chương trình giáo dục phổ thông 2006, cũng có định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tuy nhiên, những biểu hiện về phát triển, phẩm chất, năng lực chưa thật rõ. Cho nên vẫn nặng về cung cấp kiến thức. Vì thế người ta gọi là tiếp cận nội dung, được thể hiện bởi chương trình là một bản phác thảo về nội dung, quy định những nội dung kiến thức mà thầy – trò phải dạy và học.

Từ đó, mục tiêu cũng hướng tới cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định. Khi kiểm tra đánh giá, cũng chủ yếu đánh giá mức độ đạt được kiến thức môn học.

Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát triển theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực nên mục tiêu chương trình được xác định bởi một hệ thống phát triển phẩm chất và năng lực, đó là các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Và 3 nhóm năng lực: Tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề - sáng tạo; giao tiếp – hợp tác.

Từ các phẩm chất, năng lực đó mới xác định nội dung giáo dục, phương pháp hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá. Như vậy, logic phát triển chương trình đó gọi là phát triển theo sơ đồ ngược. 

“Tóm lại, chương trình tiếp cận nội dụng với mục tiêu dạy học biết cái gì? Còn chương trình tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực là dạy học biết làm gì? Đó là “hạt nhân” về sự khác biệt giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với Chương trình giáo dục phổ thông 20006”- GS.TS Đinh Quang Báo nói.

Đổi mới giáo dục: Chuyển từ dạy học sinh biết cái gì sang biết làm gì - Ảnh minh hoạ 2
GS.TS Đinh Quang Báo (bên phải) trong buổi giao lưu trực tuyến "Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới" do báo GD&TĐ tổ chức.

Đổi mới nào cũng phải vượt qua khó khăn, thách thức

Theo GS.TS Đinh Quang Báo, bất kỳ đổi mới nào cũng phải vượt qua những thách thức và khó khăn. Phải xem đó là quy luật tự nhiên. Khi đã là quy luật tự nhiên thì mọi người phải phấn đấu nhưng không nên đặt họ vào trạng thái bị áp lực về tâm lý.

‘Muốn vậy, trước hết giáo viên phải được tạo điều kiện để tự chủ về chuyên môn, không bị đè nặng những áp lực về quản lý hành chính. Và tự chủ sáng tạo là kinh nghiệm thành công của Phần Lan.

Giáo viên phải được tạo điều kiện để có môi trường phát triển nghề nghiệp trong tập thể sư phạm nhà trường. Đương nhiên cũng cần có động viên về tinh thần, vật chất. Kinh nghiệm các nước thành công trong giáo dục là mọi yếu tố ưu tiên được giành cho giáo viên” - GS.TS Đinh Quang Báo nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học.

Theo đó, để học sinh nắm bắt được kiến thức tốt nhất thì nguyên tắc đầu tiên là giáo viên dạy học phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là, giáo viên phải dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh;

Thứ hai, dạy học biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn. Tức là các em phải được thực hành, xóa bỏ rào cản tâm lý chán học. Vừa qua, học sinh ở nhiều trường phổ thông được giao đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp như: nghiên cứu xử lý rác thải… và tham gia các hoạt động giáo dục STEM.

Thứ ba, để học sinh khắc phục được rào cản về tâm lý thì trong kiểm tra, đánh giá, giáo viên không nên tạo ra áp lực về điểm số mà nên sử dụng đánh giá bằng nhận xét, cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập830
  • Hôm nay52,759
  • Tháng hiện tại330,889
  • Tổng lượt truy cập51,686,848
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944