Trao quyền cho học sinh khi dạy học phát triển năng lực

Thứ năm - 10/12/2020 18:04 843 0
GD&TĐ - Tổ chức dạy học giúp HS hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất không mới. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình và SGK mới đặt ra yêu cầu rõ nét hơn về dạy học phát triển năng lực HS.
Trao quyền cho học sinh khi dạy học phát triển năng lực

Điều này đòi hỏi thay đổi cụ thể của mỗi GV trong quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập.

Thước đo năng lực thầy, khả năng tiếp thu trò

ThS Nguyễn Hữu Long - Người sáng lập Dự án đào tạo và hỗ trợ giáo viên cho rằng: Dạy học phát triển năng lực là các mục tiêu học tập (đặc biệt là mục tiêu về kĩ năng) rõ ràng, có thể đo lường được, để có thể chuyển giao, trao quyền cho HS. Bên cạnh đó, HS nhận được hỗ trợ kịp thời, phân hóa dựa trên nhu cầu học tập cá nhân; HS được sự hỗ trợ linh hoạt, đúng thời điểm để học, phát triển và làm chủ các kỹ năng.

Theo ThS Nguyễn Hữu Long: Cần thiết phải chuyển sang dạy học phát triển năng lực vì kiến thức thì vô tận, đời người lại ngắn ngủi; xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần mỗi người có kỹ năng giải quyết. Cùng với đó, HS cần thành công chứ không cần điểm số và vì giáo dục ngày càng chú ý đến sự phát triển của từng cá nhân… Trường học là sự chuẩn bị cho tương lai chứ không chỉ là nơi dạy kiến thức. 

Với cô Phạm Thị Thanh Huyền - GV Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội), HS hiện nay có năng lực nhận thức phát triển hơn so với HS cùng độ tuổi trước kia. Nhu cầu hiểu biết của các em có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kĩ năng mà chương trình quy định. Cùng với đó, những năm gần đây, GV bước đầu được trao quyền chủ động thiết kế và tổ chức các hoạt động học của HS trên cơ sở áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Điều này tạo động lực để GV được sáng tạo không ngừng trong quá trình dạy học, nhận thức rõ hơn yêu cầu dạy học phải đáp ứng được sự phát triển năng lực HS.

Cô Huyền nhận định: Tuy việc dạy học phát triển năng lực HS không mới, nhưng quá trình thực hiện đội ngũ GV vẫn gặp khó khăn, do đa phần được đào tạo chuyên ngành một môn dạy, năng lực không đồng đều; khả năng thích ứng và thay đổi quan điểm về vị trí, vai trò của GV trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS không giống nhau. Thời gian dành cho việc chuẩn bị và tổ chức các bước của quá trình dạy học nhiều hơn. GV cần đầu tư chuyên sâu vào việc tìm tòi các tư liệu, thông tin, kiến thức liên quan đến bài giảng và cách thức triển khai các phương pháp dạy học cụ thể…

Trao quyền cho học sinh khi dạy học phát triển năng lực - Ảnh minh hoạ 2
Trao quyền kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho HS trong mỗi giờ học.

Đổi mới phương pháp dạy học

Cô Nguyễn Thị Hồng Tâm - GV Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho rằng: Để dạy học phát triển năng lực HS, giáo viên cần chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tiết học được gọi là “các hoạt động học” nhằm nhấn mạnh dạy học phát triển năng lực trên cơ sở hoạt động học tập của HS. Học sinh là nhân vật trung tâm, là người làm việc từ tiếp cận vấn đề đến triển khai nghiên cứu. GV chủ yếu đóng vai trò dẫn dắt hoạt động, đánh giá, tổng kết hoạt động, tham gia như một thành viên trong lớp (khi cần thiết).

Cô Hà Thị Hải Vân - GV Trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ từ thực tế dạy học của mình: Trong kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của GV, HS mà tập trung mô tả hoạt động cụ thể. GV giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; HS đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/làm. Hoạt động vận dụng chủ yếu được giao cho HS thực hiện ở ngoài lớp học. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển kĩ năng.

“Mỗi bài dạy cần xây dựng theo chủ đề để thực hiện trong nhiều tiết học; đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động giúp HS thực hiện hiệu quả” - cô Vân nhấn mạnh.

Cô Bùi Thị Ngọc Lan, GV Ngữ văn, Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) hướng đến dạy học phát triển năng lực HS bằng cách đặt câu hỏi trong mỗi bài học. Cô Lan nêu quan điểm: Trong các phương pháp dạy học tích cực, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kỹ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS. Học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, giữa HS với GV và giữa HS với nhau. Kỹ năng đặt câu hỏi càng tốt, mức độ tham gia của HS trong giờ học càng nhiều, HS sẽ học tập tích cực hơn.

Theo cô Ngọc Lan, kỹ năng đặt câu hỏi theo hướng dạy học cũ và hướng dạy học phát triển năng lực HS có một số điểm khác biệt. Cụ thể, phương pháp dạy học cũ chú trọng nội dung, trong khi phương pháp đặt câu hỏi theo phương pháp tích cực chú trọng phát triển năng lực HS. Về mục tiêu, câu hỏi theo phương pháp cũ hướng đến kiểm tra, đánh giá, củng cố nội dung kiến thức cơ bản. HS không nhất thiết phải quan sát đánh giá, nội dung bài học. Câu hỏi trong phương pháp mới giúp HS phát huy năng lực tư duy, đồng thời GV cũng có thể đánh giá được mức tiến bộ của trò. Phương pháp mới không chỉ bảo đảm kiến thức chuẩn mà kiến thức bộ môn được mở rộng tích hợp với các vấn đề khoa học khác gắn với tình huống thực tiễn. Câu hỏi phát huy được các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và phân loại được HS…

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của HS hơn là thời gian học tập và cấp lớp. HS thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa các em phải cho thấy mức độ làm chủ, nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu… Mỗi người thầy cần là người truyền cảm hứng để giúp HS phát huy được hết những năng lực của mình. - Cô  Phạm Thị Thanh Huyền - GV Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1048 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại46,450
  • Tổng lượt truy cập49,752,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944