Dự kiến kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số hầu hết các môn ở trung học

Chủ nhật - 17/05/2020 00:07 420 0
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Dự kiến kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số hầu hết các môn ở trung học

Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Thông tư này là sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số với hầu hết các môn học.

Cụ thể, Thông tư 58 quy định đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân; Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.

Dự thảo Thông tư Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến góp ý thay đổi nội dung “đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại” bằng “Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số đối với các môn học còn lại”.

Dự thảo ghi rõ: Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Kết quả đánh giá được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số: Nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học.

Đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá

Theo dự thảo Thông tư, hình thức kiểm tra đánh giá gồm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ.

Hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên gồm: Hỏi – đáp, thuyết trình, viết ngắn (trên giấy hoặc trên máy tính), thực hành, sản phẩm học tập.

Hình thức kiểm tra đánh giá định kì gồm: Bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; thuyết trình; thực hành; sản phẩm học tập.

Mỗi hình thức kiểm tra đánh giá phải có hướng dẫn cụ thể và được thông báo công khai trước khi thực hiện.

Số lần kiểm tra đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 4 Điều này.

Kiểm tra đánh giá định kì kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Kiểm tra đánh giá định kì gồm có kiểm tra đánh giá giữa kì và kiểm tra đánh giá cuối kì.

Thời gian quy định đối với bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số theo hình thức bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính như sau:

Môn học có dưới 70 tiết/năm học: Bài kiểm tra đánh giá giữa kì không quá 45 phút, bài kiểm tra đánh giá cuối kì không quá 60 phút.

Môn học có trên 70 tiết/năm học: Bài kiểm tra đánh giá giữa kì không quá 45 phút, bài kiểm tra đánh giá cuối kì không quá 90 phút.

Điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, điểm kiểm tra đánh giá giữa kì được tính hệ số 2, điểm kiểm tra đánh giá cuối kì được tính hệ số 3.

Những học sinh không đủ số điểm kiểm tra đánh giá theo quy định nếu có lí do chính đáng thì được kiểm tra đánh giá bù bài kiểm tra đánh giá đó với hình thức, mức độ kiến thức, kĩ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kì.

Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra đánh giá theo quy định mà không có lí do chính đáng hoặc không tham gia kiểm tra đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 của bài kiểm tra đánh giá đó.

Đánh giá học sinh khuyết tật

Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.

Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập480
  • Hôm nay26,115
  • Tháng hiện tại304,245
  • Tổng lượt truy cập51,660,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944