Đồng tình cao chủ trương đối sánh điểm học bạ và điểm bài thi tốt nghiệp THPT

Chủ nhật - 17/05/2020 09:01 352 0
GD&TĐ - "Chúng tôi đồng tình cao về mặt khoa học GD cũng như về ý nghĩa trong thực tiễn của quá trình kiểm tra và đánh giá ở các nhà trường với chủ trương đối chiếu điểm bài thi với kết quả học tập của học sinh năm nay".
Đồng tình cao chủ trương đối sánh điểm học bạ và điểm bài thi tốt nghiệp THPT

Đó là chia sẻ của ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Thứ nhất: Kết quả học tập và rèn luyện được Hiệu trưởng nhà trường ký xác nhận trong học bạ của mỗi học sinh là đánh giá chính xác nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng và một số năng lực và phẩm chất cơ bản của mỗi học sinh.

Quy chế đánh giá học sinh THPT của Bộ GD&ĐT được xây dựng trên cơ sở kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, đánh giá định lượng kết hợp với đánh giá định tính.

Đánh giá định kỳ và cuối kỳ, năm được coi trọng hơn thông qua việc cho hệ số cao 2 và 3. Đánh giá “gần” cuối năm được chú trọng hơn đánh giá “xa” đầu năm.

Do vậy kết quả học tập và rèn luyện được ghi trong học bạ là kết quả thực chất quá trình giáo dục của mỗi học sinh trong trường.

Mặt khác, kết quả thi tốt nghiệp THPT, thực chất là kết quả của đánh giá theo quy mô lớn, theo mức độ và nội dung đề thi minh họa tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Vì vậy, hai cách đánh giá này phải có sự tương đồng, không khác biệt quá xa nhau. Một khi có sự bất thường giữa kết quả của hai cách đánh giá như trên thì đều phải có thêm một bước khảo sát khác để làm rõ bản chất của sự khác biệt này.

Học sinh chăm chỉ học tập, kết quả ghi trong học bạ “giỏi giang” và kết quả thi tốt nghiệp THPT điểm cao - đó là phù hợp, là “cá đã hóa rồng”. Nhưng cũng có thể kết quả thi tốt nghiệp THPT điểm chưa cao, có thể do “học tài thi phận”. Điều này thực tế vẫn xảy ra do các em chưa được may mắn, tâm lý thi không tốt, môi trường làm thi, sức khỏe khi thi không thuận lợi, đề thi xa với nội dung ôn thi… Còn nếu do khâu quản lý của nhà trường làm không tốt, một số học bạ của học sinh đã được “làm đẹp” long lanh lại là chuyện khác.

Thứ 2: Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT là hình ảnh thu được qua phân tích kết quả điểm thi đạt được của các thí sinh khi các em tham gia vào cùng một môn thi. Qua phổ điểm người ta không chỉ đánh giá năng lực của học sinh phổ thông mà còn đánh giá cấu trúc và nội dung để thi có đáp ứng được mục tiêu công nhận tốt nghiệp THPT và có tạo ra được sự phân hóa điểm thi giữa các thí sinh hay không.

Như thế, nhìn vào phổ điểm, người quản lý có thế thấy được phần nào chất lượng học tập của học sinh ở một trường hay ở một địa phương. Nó có bất thường về phân bố của các loại điểm trong phổ điểm. Nghiêng nhiều về bên phải hay về bên trái hay cân đối theo “hình chuông”.

Nếu phân bố các loại điểm tập trung nhiều về bên phải, nghĩa là nhiều học sinh đạt điểm thi cao. Đây có thể là dấu hiệu nghi ngờ về tính trung thực của kỳ thi. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, cũng nhờ phân tích trên phổ điểm của các tỉnh, Tp mà Bộ đã phát hiện sự gian dối trong việc chấm thi của một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Như vậy, nội dung “thứ nhất” và “thứ 2” có mối liên hệ rất hữu cơ với năng lực học tập thực chất của mỗi học sinh.

Sau khi phân tích, so sánh và đối chiếu (1) và (2) thấy có sự bất thường, không tương thích, người quản lý hoàn toàn có thể đặt dấu hỏi, nghi ngờ về tính không nghiêm túc của kỳ thi.

Sự nghi ngờ được sáng tạo chỉ khi chúng ta tiến hành xem xét tính chính xác của các kết quả học tập học sinh ghi trong học bạ; quá trình tổ chức coi thi và chấm thi; chấm lại một phần hay toàn bộ bài thi của thí sinh hoặc những khâu khác của kỳ thi.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập731
  • Hôm nay35,488
  • Tháng hiện tại313,618
  • Tổng lượt truy cập51,669,577
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944