Giáo dục hòa nhập: Cần một “vòng tay ấm”

Chủ nhật - 13/12/2020 05:45 578 0
GD&TĐ - Với tình yêu nghề, yêu học trò, cô Lê Thị Nga đã khiến các phụ huynh có con tự kỷ vỡ òa trong hạnh phúc khi con biết đánh vần, biết đọc, viết, làm toán và hòa nhập tốt với các bạn.
Giáo dục hòa nhập: Cần một “vòng tay ấm”

Lớp học “hai trong một”

Năm học này, lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do cô  Lê Thị Nga làm chủ nhiệm có 45 học sinh, trong đó có 6 học sinh mắc chứng tự kỷ, khó khăn trong giao tiếp. Giáo án cho các học sinh này cũng đặc biệt hơn các bạn, cách dạy dỗ cũng khác hoàn toàn.

Huy Bách là một học sinh “đặc biệt”. Em có năng khiếu âm nhạc, chơi đàn rất hay, biết nhiều bản nhạc của nước ngoài, đọc, viết, tính toán rất tốt nhưng lại có biểu hiện khác thường là  hay cười, hay nói chuyện với ngón tay. Biết được đặc điểm này, cô Nga đã quan tâm trò chuyện với Bách, tạo thói quen mới cho em. Nhờ cô, Bách đã tiến bộ, không hay cười trong lớp và không còn nói chuyện với tay nữa.

Phúc Khang bị bệnh nhũn cơ và cuồng ăn. Do đó, cô Nga đã phải điều chỉnh chế độ ăn cho Khang trong những bữa ăn bán trú, cho em ăn nhiều rau hơn, ít cơm đi. Cô Nga là người trực tiếp ăn cơm cùng, ngủ cùng học sinh, muốn theo dõi hoạt động hàng ngày của các con để điều chỉnh những hoạt động của học sinh đặc biệt này.

Trung Dũng lại luôn la hét khi không hài lòng về việc gì. Dũng chỉ biết đánh vần và đọc đơn giản, còn tính toán phải nhờ sự kết hợp của cô giáo. Do đó, cô Nga phải sử dụng ngón tay, các đồ dùng nút chai, hoặc que tính để hướng dẫn em học. Nhờ nỗ lực của cô, qua 3 tháng học, Dũng đã biết tình cộng trừ trong phạm vi 10. Ngoài ra, Dũng còn hòa nhập tốt với các bạn trong lớp.

Minh Đức gặp chứng tự kỷ từ nhỏ, không trò chuyện với mọi người. Mẹ Đức lo vì ở nhà các anh chị em ruột còn không muốn chơi với con thì đến trường liệu thầy cô có yêu quý, bạn bè có chơi với con hay không. Nhưng qua 3 tháng học lớp cô Nga, Đức đã hòa nhập tốt với các bạn. Em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đã biết đọc một số đoạn văn trong sách.

Còn bạn Lê Sáng mắc tật nói ngọng, lặp lại ngôn ngữ của người khác. Để thay đổi thói quen của Sáng, cô Nga đã nghĩ ra cách dùng kí hiệu và “bắt” Sáng phải nói theo kí hiệu đó. Ví dụ, khi muốn em nói “Con chào cô”, cô Nga đã giơ tay đặt lên miệng chứ không nói để Sáng bắt chước theo. Kết quả là sau nhiều tháng, học sinh của cô Nga đã có thể nói bình thường…

Giáo dục hòa nhập: Cần một “vòng tay ấm” - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh trong lớp luôn đoàn kết, thương yêu nhau.

Vì trò, thầy cô nỗ lực vượt khó

Cô Nga cho biết: Chắc chắn dạy học lớp học sinh bình thường, không có trẻ tự kỷ sẽ nhàn hơn. Nhưng tiếp xúc với gia đình, đặc biệt mẹ của các em tự kỷ mới thấy hết được nỗi vất vả, trăn trở về câu hỏi làm sao để các con tiến bộ mỗi ngày dù là một câu nói, đánh vần hay một phép tính.

Nhiều năm gắn bó với giáo dục hòa nhập, cô đã có nhiều kinh nghiệm để dạy dỗ những học sinh đặc biệt này. Theo cô Nga, những ngày đầu có thể nhận ra hiện tượng bất thường của trẻ, nhưng giáo viên phải bình tĩnh, không nên trao đổi ngay với phụ huynh vì nhiều người sẽ có phản ứng.

Khi trên lớp không nên phân biệt đối xử mà cần xem các con giống như các bạn khác, cũng gọi các con lên bảng, hỏi về cách làm bài, cách suy nghĩ. Để các con tiến bộ, cô Nga đã dùng những video clip dạy dỗ con trên lớp gửi về cho phụ huynh để họ biết con đã tiến bộ thế nào. Qua đó giúp phụ huynh an tâm bởi khi xa con, nhiều người cũng lo lắng vì sợ con đến trường các bạn không chơi cùng; hoặc bố mẹ bạn khác không chấp nhận điều đó; con không quen với môi trường lạ.

Nhiều năm gắn bó với HS khuyết tật, cô Nga vẫn gặp khó khăn như không có sách vở chuyên dùng cho trẻ tự kỷ; phải tự học hỏi giáo án và những kinh nghiệm trên mạng,  tự mua sách dùng nói về phương pháp  giáo dục trẻ khuyết tật. Nhưng không vì vất vả trước mắt, cô Nga nản lòng bởi cô luôn quan niệm đứng lớp có trẻ học hòa nhập, nhiệm vụ của giáo viên sẽ vất vả gấp nhiều lần so với những lớp bình thường. Nhưng bên cạnh những vất vả đấy là niềm vui khi thấy các con tiến bộ từng ngày.

Cô Đỗ Thị Kim Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cho biết: Hàng năm, nhà trường luôn đón nhận một số học sinh học hòa nhập, năm sau tăng hơn năm trước và tất cả đều chọn lớp cô Nga. Như năm nay khối 1 có khoảng 10 học sinh, lớp cô Nga có 6 em, là những trường hợp nặng nhất.

Thương đồng nghiệp, muốn san sẻ bớt khó khăn bằng cách san bớt học sinh đặc biệt sang các lớp khác nhưng cuối cùng các em vẫn vào lớp  cô Nga. Một phần vì sự tín nhiệm của phụ huynh, phần vì nhà trường có sự tin tưởng tuyệt đối, không ai có thể làm tốt hơn cô Nga trong lĩnh vực đặc biệt này. - Cô Đỗ Thị Kim Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập546
  • Hôm nay42,432
  • Tháng hiện tại320,562
  • Tổng lượt truy cập51,676,521
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944