Giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học - thiếu cả lượng lẫn chất

Thứ hai - 18/03/2019 22:05 533 0

Giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học - thiếu cả lượng lẫn chất

GD&TĐ - Theo GS.TS Hoàng Văn Vân, để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trên lý thuyết đang thiếu khoảng 10.000 đến 20.000 giáo viên dạy tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5..

Thiếu trầm trọng giáo viên tiếng Anh

Tại hội thảo “Dạy và học tiếng Anh tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới” vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia đã bàn đến các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ dạy tiếng Anh đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

Theo GS TS Hoàng Văn Vân - Phó ban biên soạn chương trình tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tiếng Anh là môn học bắt buộc được dạy từ lớp 3 đến lớp 12, được phân bổ thời lượng 4 tiết/ 1 tuần.

Chương trình lấy năng lực giao tiếp làm mục tiêu, kiến thức ngôn ngữ làm phương tiện để hình thành các kĩ năng giao tiếp. Ở chương trình tiếng Anh mới có nhiều cải tiến hơn so với chương trình cũ.

Ông Vân cho rằng, để giải quyết riêng việc dạy tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 - trên lý thuyết đang thiếu khoảng 10.000 đến 20.000 giáo viên. Do đó, chỉ cần đủ giáo viên để dạy đã là điều khó khăn chứ chưa nói đến yêu cầu phải đạt chuẩn B1 hay C2.

Cần giáo trình tiếng Anh đạt chuẩn

GS Nguyễn Quốc Hùng, một trong những chuyên gia hàng đầu về giảng dạy môn tiếng Anh cho hay: Có thể thấy 3 điểm quan trọng nhất của chương trình phổ thông mới môn tiếng Anh là chiến lược, quản lý và thực hiện. Chiến lược ở đây là chương trình, quản lý là đưa vào các địa phương ra sao và thực hiện là thầy cô đứng lớp.

Chất lượng của đào tạo của môn ngoại ngữ phụ thuộc chủ yếu vào các thầy cô giáo. Theo GS Hùng, hiện giáo trình của bộ môn này đang quá nặng. Chương trình có thể đúng, nhưng nếu chọn giáo trình không đúng thì bất cập hoàn toàn có thể nảy sinh

Đáp lời, ông Thái Văn Tài cho rằng Chương trình mới được tổ chức thực hiện 2 buổi/ ngày sẽ mang lại những thuận lợi trong việc thiết kế dạy học tiếng Anh.

“Hiện nay chương trình học của lớp 1 là 25 tiết học đối với các môn bắt buộc, lớp 2 là 25 và lớp 3 là 28 tiết, lớp 4 và 5 là 30 tiết. Ngay trong chính khóa, với số lượng tiết bắt buộc như 25 tiết đối với từ lớp 1 và tổ chức dạy học 9-10 buổi/tuần trở lên là một trong những điều kiện thuận lợi để tăng cường tiếng Anh cho học sinh.

Chương trình mới thiết kế mỗi ngày không quá 7 tiết. Nếu buổi sáng 5 tiết thì buổi chiều chính khóa chỉ học 2 tiết. Như vậy, học sinh sẽ có khoảng thời gian ngoài chính khóa.

Thời gian này sẽ tổ chức hoạt động theo yêu cầu dưới hình thức câu lạc bộ, mang tính chất trải nghiệm. Và môn Tiếng Anh cũng có thể được tổ chức câu lạc bộ tăng cường”, ông Tài nói về tương lai của môn học này.

Về thực tiễn và kinh nghiệm triển khai chương trình tiếng Anh ở địa phương, ông Phạm Thanh Toàn- Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, hàng năm địa phương này xếp thứ 3, thứ 4 toàn quốc về thành tích học tập. Tuy nhiên, với môn tiếng Anh thì xếp thứ 33 toàn quốc.

Theo ông Toàn, tiếng Anh là môn tự chọn nên các địa phương đang bố trí giáo viên dạy chưa đồng đều. Như địa phương ông, giáo viên ngoại ngữ thường là tại chức, trình độ kém và bị khóa bởi biên chế nên muốn nhận giáo viên mới có trình độ cao thì rất khó. Giải pháp của tỉnh đưa ra là phải kí hợp đồng với các giáo viên này.

“Nguyên nhân có lẽ do cách dạy và học chưa ổn, trình độ giáo viên chưa ổn. Nguyên nhân nữa là học một đằng các thầy lại ra đề một nẻo. Chúng tôi đã tổ chức rất nhiều chuyên đề nhưng vẫn chưa xử lý được mâu thuẫn này”, ông Toàn thẳng thắn nói.

Ông Toàn đề nghị thêm, cần có nhiều tài liệu Tiếng Anh chuẩn để địa phương lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, việc thẩm định tài liệu nên giao cho các chuyên gia đầu ngành ở trung ương chứ không nên giao cho địa phương bởi năng lực của địa phương còn hạn chế.

Ông Thái Văn Tài- Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong số 400.000 giáo viên tiểu học hiện nay, số lượng giáo viên tiếng Anh đang chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn. Nguyên nhân là từ trước tới nay, môn học này được xác định là tự chọn nên chưa đưa vào vị trí việc làm theo Thông tư 16.

Khi Thông tư 32 ban hành thì khẳng định Tiếng Anh là môn bắt buộc, vì vậy phải xây dựng vị trí việc làm và phải làm lại định biên trong tổng định biên được giao. Trước hết cần tiến hành xét tuyển đối với các giáo viên đang dạy hợp đồng, sau đó tuyển thêm giáo viên theo lộ trình đúng như tinh thần Thông tư 32.

Tuy nhiên, điều thuận lợi là với lứa học sinh tiểu học hiện nay, phụ huynh của các em hầu hết đều có nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của tiếng Anh và muốn trang bị kiến thức ngoại ngữ cho con em mình.

Qua thống kê, có trên 86% số học sinh tiểu học hiện nay được học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5. Trong số này, có khoảng 67% được học 4 tiết/ tuần trở lên. Do đó, việc dạy và học môn tiếng Anh ở Chương trình Tiểu học mới sẽ rất được xem trọng.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập778
  • Hôm nay30,998
  • Tháng hiện tại309,128
  • Tổng lượt truy cập51,665,087
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944