Hải Phòng: Nâng cao chất lượng trung tâm ngoại ngữ

Thứ năm - 10/10/2019 20:56 355 0

Hải Phòng: Nâng cao chất lượng trung tâm ngoại ngữ

GD&TĐ - Năm học 2019 - 2020, ngành học GDTX, chuyên nghiệp và đại học của Hải Phòng đề ra nhiều phương hướng, nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc tiếp tục tập trung mở rộng mạng lưới quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống.

Quản lý chặt chẽ

Sự ra đời của các trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống, các trung tâm hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại Hải Phòng phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của học sinh và nhân dân trên địa bàn thành phố, góp phần bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, trình độ dân trí của người dân.

Tuy nhiên, hiện nay trên toàn thành phố Hải Phòng có 201 trung tâm, trong đó số lượng trung tâm được cấp phép là 110 (chiếm 54,72%), dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với hoạt động của các trung tâm.

Bà Bùi Thị Ngọc Quyên - Phó phòng GD&ĐT quận Lê Chân cho biết: Quận có 52 trung tâm, trong đó có 40 trung tâm được cấp phép hoạt động. Trong số này có: 15 trung tâm học tập cộng đồng; 19 trung tâm ngoại ngữ và tin học; 1 trung tâm kỹ năng sống; 2 trung tâm giáo dục chuyên biệt; 3 trung tâm giáo dục ngoài giờ chính khóa. Việc quản lý hoạt động của các trung tâm này gặp phải nhiều khó khăn.

Cái khó trong công tác quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống, hoạt động ngoại khóa là chính quyền địa phương không có cán bộ chuyên trách theo dõi trong khi các trung tâm thường xuyên thành lập, giải thể và biến động mạnh.

Việc thống kê số lượng, quy mô, rà soát và quản lý các trung tâm gặp khó khăn do thẩm quyền cấp phép thuộc Sở GD&ĐT và các sở, ban, ngành khác của thành phố. Hầu hết, các cơ sở không cung cấp thông tin số lượng giáo viên, học sinh tham gia chương trình giảng dạy cho đoàn kiểm tra.

Từ những khó khăn trên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Lê Chân mong muốn Sở GD&ĐT quan tâm đến những giải pháp: Sở GD&ĐT định kỳ cung cấp thông tin, danh sách các trung tâm đã được cấp phép thành lập, cho phép hoạt động; có văn bản hướng dẫn quản lý và chế tài xử lý, quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu các tổ chức, đơn vị, cơ sở không được cấp phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

Nâng cao chất lượng

Hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, kỹ năng sống đem lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cộng đồng. Không chỉ hoạt động tại trung tâm, các đơn vị đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng sống còn muốn vươn dài “cánh tay” vào các trường học. Tại Hải Phòng, hoạt động liên kết đào tạo giữa các trung tâm với các nhà trường được thực hiện nhiều năm nay. Hiện, có 24 trung tâm liên kết với các đơn vị giáo dục trong toàn thành phố. Việc liên kết đào tạo tiếng Anh, kỹ năng sống đã đi vào nền nếp góp phần nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho học sinh và mang lại nhiều hiệu ứng tích cực.

Để hạn chế những tiêu cực phát sinh trong hoạt động liên kết, ông Vũ Văn Trà - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nhấn mạnh: Việc các trường học có hoạt động liên kết với các trung tâm phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hải Phòng. Liên kết giảng dạy trên tinh thần tự nguyện, xếp thời khóa biểu phù hợp, không ảnh hưởng đến các tiết chính khóa; không lợi dụng giáo viên trong trường ký liên kết đào tạo với trung tâm để thu tiền của phụ huynh học sinh.

Theo ông Vũ Văn Trà, một trong những nhiệm vụ của ngành GDTX, chuyên nghiệp và đại học trong năm học mới 2019 - 2020 và những năm tiếp theo là thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới quy mô và nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ đối với học sinh và người dân thành phố, trong đó quan tâm đến tiếng Nhật và tiếng Hàn.

Hải Phòng hiện nay có tới 136 dự án FDI của Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật Bản đứng đầu về số dự án và thứ 2 về vốn đầu tư tại Hải Phòng. Vì vậy, ngoài tiếng Anh, tiếng Nhật đang là nhu cầu thiết yếu của người dân thành phố.

Với tầm nhìn chiến lược, đi trước đón đầu, từ năm 2012, tiếng Nhật đã được Sở GD&ĐT Hải Phòng đưa vào Trường THCS Tô Hiệu (quận Lê Chân) với 120 học sinh tại 4 lớp chất lượng cao theo mô hình CLB. Năm 2016, Sở GD&ĐT đồng ý mở lớp chuyên Nhật tại Trường THPT chuyên Trần Phú. Nhiều chuyên đề bằng tiếng Nhật đã được tổ chức tại một số trường học trong thành phố mang lại hiệu ứng tích cực.

Tác giả bài viết: Nguyễn Dịu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay23,026
  • Tháng hiện tại301,156
  • Tổng lượt truy cập51,657,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944